Đảm bảo an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật khi xuất khẩu nông sản
Sáng ngày 23/11/2023, tại Hà Nội, Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam) phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Phổ biến cam kết về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và các thành viên trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam phát biểu tại Hội nghị
Theo báo cáo từ Văn phòng SPS Việt Nam đến thời điểm này, Việt Nam đã và đang tham gia 19 hiệp định thương mại song phương và đa phương, trong đó có 16 hiệp định đã ký kết chính thức và 3 hiệp định đang tiến hành đàm phán.
Hiệp định RCEP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, bao gồm các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand với nhiều cam kết, trong đó có cam kết về SPS mà Việt Nam tham gia. Nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với nhiều cam kết bắt buộc áp dụng, nhiều quy định về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật (SPS) mà Việt Nam phải tuân thủ để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.
Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, hàng tháng Văn phòng SPS Việt Nam nhận được khoảng 100 các thông báo, dự thảo về thay đổi các biện pháp SPS từ các nước với nội dung về thay đổi về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, đối tượng kiểm dịch, quy định vật liệu tiếp xúc với sản phẩm… Quy định SPS là quy định bắt buộc áp dụng, nếu chúng ta vi phạm, sẽ bị đối tác nhập khẩu cảnh báo vi phạm. Việc này sẽ gây ảnh hưởng, thiệt hại cho doanh nghiệp và đặc biệt là ảnh hưởng đến cả ngành hàng và thương hiệu nông sản của Việt Nam trên trường quốc tế… ông Ngô Xuân Nam chia sẻ.
Ông Lò Xuân Quyết, Trưởng đại diện Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hàng Châu, Trung Quốc cho biết, để hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc không bị cảnh báo và hạn chế rủi ro, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường hơn 1 tỷ dân này cần lưu ý: Tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc của nước nhập khẩu; chú trọng xây dựng thương hiệu.
Doanh nghiệp Việt Nam cần phát huy lợi thế vị trí địa lý; giá thành sản xuất, vận tải; các sản phẩm nhiệt, sản phẩm mang tính đặc trưng vùng miền. Tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, tiêu chuẩn nước nhập khẩu và tăng cường quản lý, giám sát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm… ông Lò Xuân Quyết cho biết thêm.
L. Hải
-
2.
Giải pháp tài chính, tín dụng thúc đẩy “Tam nông” phát triển nhanh và bền vững
-
3.
Ra mắt cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”
-
4.
Các bon rừng - Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng
-
5.
Giữ màu xanh cho rừng Chư Mom Ray
-
6.
Tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ Đông 2024