NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN LẬP LIẾP ĐẾN TÍNH CHẤT VẬT LÝ ĐẤT TRỒNG SẦU RIÊNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Các tác giả

  • Nguyễn Kim Quyên, Ngô Phương Ngọc, Nguyễn Minh Phượng, Trần Hoàng Em, Ngô Ngọc Hưng, Lê Văn Dang Trường Đại học Cần Thơ

DOI:

https://doi.org/10.71254/g016ze41

Từ khóa:

Độ chặt đất, lượng nước hữu dụng, sầu riêng, tuổi liếp

Tóm tắt

Thời gian lập liếp (tuổi liếp) có thể ảnh hưởng đến các tính chất vật lý quan trọng của đất. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của 3 tuổi liếp khác nhau (12, 20, 31 năm) đến sự thay đổi các tính chất vật lý trên đất trồng sầu riêng ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Các thông số vật lý đất như: Dung trọng, độ chặt, ẩm độ thủy dung và lượng nước hữu dụng được ghi nhận tại độ sâu từ 0 - 2 m của 3 phẫu diện đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian lập liếp có ảnh hưởng đáng kể đến dung trọng và độ chặt của đất. Cụ thể, đất có tuổi liếp cao (31 năm) có độ chặt và dung trọng cao hơn so với tuổi liếp thấp (12 năm). Ngoài ra, canh tác cây trồng trên đất liếp trong thời gian dài có nguy cơ suy giảm hàm lượng chất hữu cơ trong đất, từ đó làm gia tăng nguy cơ nén dẽ và giảm khả năng giữ nước trong đất. Vì vậy, người dân nên sử dụng các biện pháp bảo tồn đất như: Che phủ bề mặt đất liếp bằng cỏ dại hoặc rơm rạ. Các biện pháp này góp phần cải thiện và nâng cao độ thoáng khí của đất, tăng hệ vi sinh vật có lợi trong đất, cũng như giảm thiểu độ nén dẽ trên bề mặt đất liếp.

Đã Xuất bản

16-04-2025

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

11-20 của 258

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.