ĐẶC TÍNH HÌNH THÁI VÀ HOÁ HỌC CỦA PHẪU DIỆN ĐẤT CANH TÁC LÚA TẠI THỊ XÃ LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG

Các tác giả

  • Trần Thị Thùy Trang, Phan Chí Nguyện, Nguyễn Tuấn Anh, Trần Trọng Khôi Nguyên, Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Quốc Khương Khoa Khoa học cây trồng, Trường Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ

DOI:

https://doi.org/10.71254/7dvmt672

Từ khóa:

Đất phèn, đất Gleysols, lúa, đặc tính đất

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xác định đặc điểm hình thái và đặc tính hóa học của phẫu diện đất canh tác lúa tại thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Mô tả đặc tính hình thái dựa trên bảng so màu đất Munsell trong điều kiện đồng ruộng và phân tích đặc tính hóa học của 5 phẫu diện đất trồng lúa trong điều kiện phòng thí nghiệm. Dựa vào đặc tính hình thái, đất canh tác lúa được xác định phù hợp cho việc phát triển cây lúa, với độ sâu xuất hiện tầng chứa vật liệu sinh phèn ở rất sâu (>100 cm so với mặt đất), các phẫu diện thuộc nhóm đất phù sa và có tầng Mollic. Tên đất phân loại theo hệ thống phân loại của FAO-WRB (2006) là Molli Gleysols (Bathi Proto Thionic) – Glmo(dtip). Kết quả phân tích đặc tính hóa học cho thấy, pHKCl tầng mặt của 5 phẫu diện dao động 3,01 - 6,15, được đánh giá ở ngưỡng chua. Hàm lượng đạm tổng số (0,126 - 0,406%) được đánh giá ở mức trung bình và hàm lượng P tổng số (0,014 - 0,042%) được đánh giá ở mức nghèo. Hàm lượng đạm hữu dụng và P dễ tiêu được xác định lần lượt là 43,9 - 264,3 mg NH4+ kg-1 và 0,11 - 25,6 mg P kg-1 đất. Hàm lượng độc chất Fe2+ và Al3+ lên đến 88 mg Fe2+ kg-1 đất và 3,38 meq Al3+ 100 g-1 đất, theo thứ tự. Hàm lượng chất hữu cơ được đánh giá ở mức trung bình cao. Khả năng trao đổi cation ở mức thấp.

Đã Xuất bản

08-04-2025

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

Các bài báo tương tự

1-10 của 213

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.