PHÂN BỐ KHÔNG GIAN TRỮ LƯỢNG CÁC-BON HỮU CƠ TRONG ĐẤT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
DOI:
https://doi.org/10.71254/kvm2r215Từ khóa:
Kriging, địa thống kê, trữ lượng SOC, ĐBSHTóm tắt
Đất là một hệ thống lưu trữ các-bon quan trọng trong các hệ thống lưu trữ các-bon trên cạn. Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là nơi có hoạt động sản xuất nông nghiệp lâu đời ở nước ta, các hoạt động có những tác động lớn đến chất lượng đất, đặc biệt là lượng các-bon hữu cơ trong đất (SOC). Do đó, nghiên cứu sự phân bố không gian trữ lượng SOC vùng ĐBSH cung cấp cho những nhà hoạch định thông tin hữu ích về trữ lượng SOC ở thời điểm hiện tại dưới các loại sử dụng đất chính vùng ĐBSH. Đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hiệu quả để tăng cường tích lũy SOC và giảm phát thải khí nhà kính, liên quan đến chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn trong tương lai. Nghiên cứu đã thu thập, xử lý và phân tích tập mẫu đất tại 753 điểm, sử dụng phương pháp Kriging thông thường để ước lượng sự phân bố không gian trữ lượng SOC vùng ĐBSH ở lớp đất 0 - 1 m năm 2022. Kết quả đã xác định được trữ lượng SOC trung bình vùng ĐBSH là 97,02 ± 0,02 tấn/ha. Khu vực đồng bằng tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng có trữ lượng SOC đến độ sâu 1 m là lớn nhất, khoảng 137 tấn/ha, thấp nhất là khu vực đồng bằng thuộc thành phố Hà Nội. Trữ lượng SOC trung bình ở đất chuyên trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm và đất đồng cỏ của vùng ĐBSH trong lớp đất 0 - 1 m lần lượt là 54,74 - 181,59 tấn/ha, 54,77 - 174,72 tấn/ha, 54,49 - 182,05 tấn/ha và 59,17 -152,20 tấn/ha.