PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN, ĐỊNH DANH MỘT SỐ CHỦNG VI SINH VẬT CÓ LỢI VÀ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÝ PHỤ PHẨM NGỌN LÁ MÍA LÀM PHÂN HỮU CƠ

Các tác giả

  • Lê Thị Thanh Huyền, Phạm Thị Thanh Bình, Vũ Thị Hạnh, Phùng Thị Tuyết Mai Trường Đại học Hồng Đức

DOI:

https://doi.org/10.71254/eds6fk90

Từ khóa:

Hoạt tính enzym, phân lập, phân hữu cơ, phụ phẩm ngọn lá mía, vi sinh vật

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm phân lập, tuyển chọn và định danh các chủng vi sinh vật có lợi và bước đầu ứng dụng để xử lý phụ phầm ngọn lá mía làm phân bón hữu cơ. Kết quả đã tuyển chọn được bốn chủng vi khuẩn I5, ĐK18.1, ĐK17.2, CAT1.2 có hoạt tính phân giải cellulose mạnh, ổn định từ các mẫu đất và lá mía đã hoai mục tự nhiên. Định danh loài bằng phương pháp giải trình tự gen rRNA 16s đã xác định được các chủng I5, ĐK18.1, ĐK17.2, CAT1.2 lần lượt thuộc các loài Bacillus amyloliquefaciens (độ tương đồng 99,70%); Bacillus velezensis (độ tương đồng 99,86%); Bacillus amyloliquefaciens (độ tương đồng 99,93%) Bacillus siamensis (độ tương đồng 99,86%). Kết quả thử nghiệm sử dụng các chủng này để xử lý phụ phẩm ngọn lá mía đã nâng cao đáng kể hiệu quả phân huỷ chất hữu cơ sau 38 ngày ủ; sản phẩm phân hữu cơ hoai mục, đảm bảo độ chín. Hàm lượng nitơ tổng số và phốt pho hữu hiệu trong thành phẩm của công thức thực nghiệm có sử dụng các chủng vi khuẩn tuyển chọn được tương ứng là 1,37 và 0,77%, cao hơn so với đối chứng (công thức đối chứng tương ứng là 0,92 và 0,49%)

Đã Xuất bản

24-01-2025

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

1-10 của 197

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.