ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI ĐẤT VÀ TỶ LỆ PHỐI TRỘN TRO TRẤU ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT CỦA CÂY GIỌT BĂNG (Mesembryanthemum crystallium L.)
DOI:
https://doi.org/10.71254/kdf43s68Từ khóa:
Sa cấu đất, Tịnh Biên, An Phú, Thoại Sơn, Kiên GiangTóm tắt
Nước biển xâm nhập sâu vào đất liền trong mùa khô xuất hiện ngày càng sớm, nghiêm trọng và tăng dần trong những năm qua, dẫn đến đất bị nhiễm mặn. Cây giọt băng (Mesembryanthemum crystallium L.) có khả năng hấp thụ muối trong đất để cải tạo đất. Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại đất và tỷ lệ phối trộn tro trấu đến sinh trưởng của cây giọt băng. Nghiên cứu bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, bốn loại đất thu từ huyện Tịnh Biên, An Phú, Thoại Sơn, tỉnh An Giang và đất nhiễm mặn ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang với 3 mức phối trộn đất và tro trấu (100% đất; 80% đất, 20% tro; 60% đất, 40% tro), với 3 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, cây giọt băng phát triển tốt trên đất ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang và An Biên, tỉnh Kiên Giang trong quá trình sinh trưởng, nhưng năng suất ở đất tỉnh Kiên Giang cao hơn đất ở huyện Tịnh Biên cả ở các nghiệm thức phối trộn tro. Đất ở huyện Thoại Sơn và huyện An Phú cây phát triển đến 50 ngày sau khi gieo (NSKG), sau đó cây chết trên cả đất có phối trộn tro trấu và 100% đất. Cây giọt băng có khả năng hấp thụ muối NaCl trong đất nhiễm mặn ở tỉnh Kiên Giang (326 mg/m2), và đất huyện Tịnh Biên (249 mg/m2). Với kết quả trên, cây giọt băng có tiềm năng xử lý sinh học đất nhiễm mặn.