Doanh nghiệp cần minh bạch về thông tin, chất lượng khi xuất khẩu thực phẩm vào thị trường châu Âu
Ngày 14/6/2024, tại tỉnh Phú Yên, Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp Quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam) phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị Phổ biến các quy định và cam kết về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).
Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam Ngô Xuân Nam phát biểu tại Hội nghị
Báo cáo từ Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, hàng tháng đơn vị này nhận được khoảng một trăm các thông báo, dự thảo về thay đổi các biện pháp SPS bao gồm các dự thảo hay đổi về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, về đối tượng kiểm dịch, về quy định vật liệu tiếp xúc với sản phẩm….
Tại hội nghị, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam Ngô Xuân Nam cho biết, đến nay Việt Nam đã và đang tham gia 19 Hiệp định thương mại song phương và đa phương, trong đó có 16 hiệp định đã ký kết chính thức và 3 hiệp định đang tiến hành đàm phán. Trong đó, có nhiều hiệp định được cho là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với nhiều cam kết bắt buộc áp dụng, với nhiều quy định về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật (SPS) mà chúng ta phải tuân thủ để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu…
Ông Ngô Xuân Nam nhấn mạnh, các sản phẩm nông sản, thực phẩm muốn nhập khẩu vào EU phải tuân thủ các quy định của thị trường này đưa ra như quy định về đăng ký danh sách doanh nghiệp, quy định về mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, quy định về mức dư lượng kháng sinh đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật, các quy định về chất phụ gia thực phẩm, vật liệu tiếp xúc với thực phẩm, quy định về sản phẩm phối trộn, quy định về vùng an toàn dịch bệnh, quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc đối với các cơ sở chế biến, quy định IUU, quy định chống phá rừng (EUDR) hoặc các quy định liên quan khác… Việc cập nhật và phổ biến các quy định về SPS đối với các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân là đặc biệt quan trọng. Bởi vì quy định SPS là quy định bắt buộc áp dụng, nếu chúng ta vi phạm sẽ bị đối tác nhập khẩu cảnh báo. Việc này sẽ gây ảnh hưởng, thiệt hại cho doanh nghiệp, đặc biệt ảnh hưởng đến cả ngành hàng và thương hiệu nông sản của Việt Nam trên trường quốc tế…
Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Yên Đặng Thị Thủy cho rằng, đây là hội nghị rất quan trọng đối với cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân liên quan đến xuất khẩu nông sản vào thị trường EU. Do vậy, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng nông sản thực phẩm vào thị trường này cần phải minh bạch thông tin, chất lượng trên từng loại sản phẩm… Phú Yên là địa phương có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực, trong đó có cá ngừ đại dương và tôm hùm. Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế nông nghiệp hiện đại, bền vững, giá trị gia tăng cao, nhằm nâng cao hiệu quả nuôi trồng gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngăn chặn khai thác IUU…
Tam Hưng
-
2.
Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Mông Cổ
-
3.
Gần 300 gian hàng tham dự Hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 24
-
4.
Công bố Quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT
-
5.
Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học gắn với phát triển ngành lâm nghiệp
-
6.
Cơ hội hợp tác trong nghiên cứu và giáo dục về thương mại carbon