Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Mông Cổ
Ngày 21/11/2024, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Kỳ họp lần thứ 19 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Mông Cổ nhằm thảo luận các nội dung đưa hợp tác nông nghiệp giữa hai nước tiếp tục đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và tương xứng với tầm mức mới của quan hệ hai nước.
Toàn cảnh kỳ họp lần thứ 19 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Mông Cổ
Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và PTNT) Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10 đạt 69,2 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ; tính chung 10 tháng tăng 15,8%, xuất siêu ước đạt 23,31 tỷ USD; Cả ba khu vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ duy trì đà tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 10 tăng 7% so với cùng kỳ, trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,6%, là động lực dẫn dắt cho tăng trưởng. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 10 đạt 51,2 điểm, cho thấy sản xuất công nghiệp đã phục hồi nhanh sau bão số 3, nông nghiệp phát triển ổn định; xuất khẩu gạo trong 10 tháng đạt 7,8 triệu tấn với kim ngạch hơn 4,86 tỷ USD, tăng 10,2% về sản lượng và 23,5% về giá trị so với cùng kỳ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký 10 tháng đạt gần 27,3 tỷ USD, tăng 1,9%, vốn FDI thực hiện đạt khoảng 19,6 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ, cao nhất trong 05 năm qua.
Bộ trưởng Nông nghiệp, Lương thực và Công nghiệp nhẹ Jadamba Enkhbayar chia sẻ, hai nước đã hợp tác về nông nghiệp với các sản phẩm thịt gia súc của Mông Cổ được đón nhận tại Việt Nam và ở chiều ngược lại sản phẩm nông sản như gạo của Việt Nam được ưa thích tại Mông Cổ. Năm 2023, kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia đạt 120 triệu USD. Trong thời gian tới, phía Mông Cổ đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai nước Việt Nam - Mông Cổ lên hơn 500 triệu USD.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, với thế mạnh về chăn nuôi dê, cừu của Mông Cổ, Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Mông Cổ hợp tác trong lĩnh vực này khi các tỉnh miền Trung Việt Nam cũng có địa hình và điều kiện gần giống phía bạn.
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Việt Nam và Mông Cổ vẫn gặp khó khăn trong việc hiện thực hóa các thỏa thuận đã ký kết. Hai bên cần nghiên cứu làm sao vừa mở cửa được thị trường, vừa thúc đẩy các doanh nghiệp hai nước hợp tác với nhau. Bên cạnh đó, hai bên cũng cần nỗ lực cởi bỏ nút thắt về đường vận chuyển hàng hóa giữa hai quốc gia.
Trong thời gian tới, Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Jadamba Enkhbayar đã thống nhất các nội dung hợp tác như phối hợp chặt chẽ nhằm tăng kim ngạch thương mại giữa Mông Cổ và Việt Nam, nhất trí hợp tác theo hướng cùng cung cấp những hàng hóa, sản phẩm có lợi thế của mình cho thị trường hai nước.
Bảo Nhi
-
2.
Công bố Quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT
-
3.
Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học gắn với phát triển ngành lâm nghiệp
-
4.
Cơ hội hợp tác trong nghiên cứu và giáo dục về thương mại carbon
-
5.
Khoa học và Công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước
-
6.
Thư chúc mừng nhân kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống ngành Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (14/11/1945 - 14/11/2024)