Phát triển ngành công nghiệp sinh học có giá trị cao, bền vững
Ngày 24/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức họp Ban Điều hành Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì cuộc họp.
Báo cáo tại cuộc họp, đại diện Vụ Khoa học, công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết, theo các Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12/01/2006 và số 97/2007/QĐ-TTg ngày 28/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức xây dựng “Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến 2030” trình Thủ tướng Chính phủ và được phê duyệt tại Quyết định số 429/QĐ-TTg, ngày 24/3/2021.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì cuộc họp
Mục tiêu của Đề án là Phát triển ngành công nghiệp sinh học có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp. Nâng cao tiềm lực nghiên cứu phát triển, ứng dụng và làm chủ công nghệ sinh học hiện đại của khu vực và thế giới; đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ công nghệ sinh học ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực trên thế giới.
Triển khai các nhiệm vụ của Đề án, Vụ Khoa học, công nghệ và Môi trường đã đã phối hợp với các Vụ liên quan xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành các Quyết định về việc kiện toàn Ban Điều hành, xây dựng dự thảo Kế hoạch hành động của của Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030...
Đến nay, Vụ Khoa học, công nghệ và Môi trường đã tổ chức xác định, tuyển chọn, giao trực tiếp các nhiệm vụ KHCN và trình Bộ phê duyệt thực hiện 22 nhiệm vụ KHCN gồm: Lĩnh vực nông nghiệp (cây trồng, BVTV) 10 nhiệm vụ; Lĩnh vực thủy sản 06 nhiệm vụ; Lĩnh vực chăn nuôi, thú y 03 nhiệm vụ; Lĩnh vực lâm nghiệp 03 nhiệm vụ.
Các nhiệm vụ KHCN được phê duyệt là các đề tài theo hướng tiếp cận, làm chủ công nghệ thế hệ mới như công nghệ chỉnh sửa gen, công nghệ protein, enzyme… phục vụ chọn tao giống cây trồng, vật nuôi, động vật thủy sản có năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh hoặc chống chịu tốt với điều kiện môi trường bất thuận, các sản phẩm sinh học phục vụ quản lý bệnh dịch hại cây trồng vật nuôi, sơ chế bảo quản sau thu hoạch hoặc chế biến nông sản thực phẩm có giá trị gia tăng cao và các dự án sản xuất thử nghiệm nhằm hoàn thiện công nghệ sản phẩm kế thừa từ giai đoạn trước tạo sản phẩm công nghệ đưa vào thương mại.
Vụ Khoa học, công nghệ và Môi trường đã tổ chức khảo sát đánh giá nguồn nhân lực đào tạo, thực hiện các nội dung công nghệ sinh học của các đơn vị trực thuộc Bộ, tổ chức lồng ghép công tác đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong khuôn khổ thực hiện các nhiệm vụ KHCN của Đề án. Đánh giá sơ bộ tại 15 viện nghiên cứu, 13 cơ sở đào tạo, có 65 tiến sĩ (trong đó có 25 được đào tạo ở nước ngoài); 78 thạc sĩ (trong đó có 29 được đào tạo ở nước ngoài)…
Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, năm 2024 sẽ tập trung xây dựng "Đề án phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực nông nghiệp" phù hợp với mục tiêu, nội dung Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới. Dự kiến hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý 4/2024. Hoàn thiện qui chế hoạt động của Ban điều hành và trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt trong quý 2/2024.
“Cần tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp và phổ biến đến các doanh nghiệp, địa phương để thúc đẩy sự tham gia đầu tư phát triển các công nghệ, sản phẩm đã có của chương trình công nghiệp sinh học nông nghiệp, thủy sản giai đoạn trước; hợp tác nghiên cứu phát triển các công nghệ, sản phẩm mới và nhập khẩu, chuyển giao các công nghệ mới ở nước ngoài vào Việt Nam…”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ đạo.
TV
-
2.
Khoa học công nghệ phải mang tính đột phá
-
3.
Tăng cường phối hợp hoạt động khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp
-
4.
Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo về lúa gạo
-
5.
Hội nghị toàn quốc về Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo lĩnh vực thuỷ sản
-
6.
Hội nghị toàn quốc về Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo lĩnh vực lâm nghiệp