KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RƠM RẠ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Các tác giả

  • Đào Trọng Hùng, Vũ Việt Hà, Nguyễn Quang Hải, Hoàng Ngọc Thuận, Nguyễn Toàn Thắng, Hoàng Thị Thu Hường, Võ Quang Trung Viện Thổ nhưỡng Nông hóa

DOI:

https://doi.org/10.71254/jp9q2m04

Từ khóa:

Đồng bằng sông Cửu Long, đốt, thu gom rơm, xử lý rơm rạ, vùi

Tóm tắt

Sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hằng năm tạo ra khoảng 26 triệu tấn rơm rạ. Hiện nay, rơm rạ là một nguồn lớn chất thải hữu cơ không được sử dụng bền vững. Một nghiên cứu về thực trạng sử dụng rơm rạ đã được tiến hành bằng cách phỏng vấn 250 nông hộ ở các tỉnh, thành phố: Sóc Trăng, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp và Kiên Giang. Kết quả cho thấy, nông dân thường sử dụng các phương thức xử lý rơm rạ như: Đốt, vùi, thu gom rơm rạ, nuôi tôm. Trong đó, đốt rơm rạ là phương thức phổ biến ở vùng ĐBSCL. Người dân xử lý rơm rạ thay đổi theo mùa vụ. Ở vụ đông xuân, đốt rơm rạ là phương thức xử lý rơm rạ phổ biến nhất, tiếp theo là vụ hè thu và thu đông. Ngược lại, tỷ lệ rơm rạ vùi vào đất tương đối cao trong các vụ thu đông và hè thu. Tỷ lệ đốt rơm rạ có xu hướng giảm trong khi tỷ lệ thu gom rơm ra khỏi đồng ruộng phục vụ cho các mục đích như: Bán, trồng nấm, phủ cho cây trồng, thức ăn chăn nuôi, sản xuất phân bón hữu cơ và giá thể có xu hướng tăng. Khu vực đầu nguồn sông Cửu Long, người dân có xu hướng xử lý rơm rạ bằng phương thức đốt, trong khi đó cuối nguồn sông Cửu Long có xu hướng sử dụng rơm rạ của vụ lúa trong cơ cấu lúa - tôm cho vụ tôm kế tiếp. Vì vậy, nếu rơm rạ được sử dụng hợp lý, chúng có thể cải thiện đáng kể sức khỏe đất, giảm ô nhiễm môi trường không khí và tăng năng suất cây trồng bền vững.

Đã Xuất bản

21-03-2025

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

1-10 của 176

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.