Nghiên cứu đa dạng di truyền một số giống sắn địa phương ở Việt Nam bằng chỉ thị SSR
DOI:
https://doi.org/10.71254/25dncc12Từ khóa:
Chỉ thị SSR, đa dạng di truyền, sắnTóm tắt
Sắn (Manihot esculenta Crantz) là một trong những cây lương thực chính có tiềm năng di truyền cao. Do đó, kiến thức về tính biến dị di truyền của cây sắn sẽ có tầm quan trọng lớn trong việc sử dụng hiệu quả tại các chương trình cải thiện di truyền. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ đa dạng di truyền của 200 mẫu giống sắn địa phương ở Việt Nam bằng 30 chỉ thị SSR. Kết quả cho thấy, tổng số alen phát hiện tại 30 locut SSR là 111 alen, trung bình 3,7 alen/locut. Chỉ số đa dạng PIC dao động từ 0,34 - 0,79, với giá trị trung bình là 0,62. Hệ số tương đồng di truyền của các mẫu giống sắn dao động từ 0,45 - 0,90. Ở hệ số tương đồng di truyền 0,626 thì 200 mẫu giống sắn chia thành 6 nhóm. Nhóm I gồm 5 mẫu giống có hệ số tương đồng di truyền từ 0,70 - 0,81; nhóm II gồm 152 mẫu giống có hệ số tương đồng di truyền từ 0,634 - 0,90; nhóm III gồm 13 mẫu giống có hệ số tương đồng di truyền từ 0,65 - 0,77; nhóm IV gồm 18 mẫu giống có có hệ số tương đồng di truyền cao nhất là 0,82; nhóm V gồm 7 mẫu giống có hệ số tương đồng di truyền từ 0,68 - 0,76; nhóm VI gồm 5 mẫu giống còn lại có hệ số tương đồng di truyền cao nhất là 0,74. Kết quả phân nhóm nguồn gen trong nghiên cứu sẽ là những thông tin có ý nghĩa cho chương trình chọn tạo giống sắn ở Việt Nam.