ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CẢM BIẾN ẨM ĐỘ ĐẤT CHAMELEON ĐẾN SỬ DỤNG NƯỚC TƯỚI VÀ CẢI THIỆN NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG CẠN TRÊN NỀN ĐẤT NHIỄM MẶN Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Các tác giả

  • Cao Đình An Giang, Châu Minh Khôi, Đặng Duy Minh, Nguyễn Thị Kim Phượng,Trần Duy Khánh, Trần Minh Tiền, Lê Thị Thu Trang, Brooke Kaveney,Jason Condon, Susan Orgill, Edward Barrett-Lennard Trường Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ

DOI:

https://doi.org/10.71254/zspk5c47

Từ khóa:

Cảm biến ẩm độ đất, Chameleon, hạn hán, tiết kiệm nước, xâm nhập mặn

Tóm tắt

Tìm kiếm cây trồng thay thế và áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm thích ứng với điều kiện hạn, mặn là rất cấp thiết tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Cảm biến ẩm độ đất Chameleon (cảm biến) là công nghệ giúp người dùng theo dõi ẩm độ đất và đưa ra quyết định tưới cho cây trồng. Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục tiêu đánh giá khả năng ứng dụng cảm biến đến tiết kiệm nước tưới, giảm tích luỹ mặn trong đất, những thay đổi về năng suất cây củ dền (Beta vulgaris L.) trong nhà lưới điều kiện mô phỏng điều kiện hạn, mặn tại ĐBSCL. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với hai nhân tố, bao gồm: 2 phương pháp tưới (tưới theo cảm biến và tưới theo tập quán nông dân) và 3 mức độ mặn (0‰; 0,5‰; 1‰). Kết quả cho thấy, so với cách tưới truyền thống của nông dân, tưới theo cảm biến giúp tiết kiệm 45,1%; 52% và 53,8% lượng nước tưới, lần lượt tương ứng với các mức độ mặn 0‰; 0,5‰; 1‰ và không ảnh hưởng đến năng suất. Tưới theo cảm biến cũng giúp giảm giá trị EC đất ở nồng độ mặn 1‰ kể từ thời điểm 37 ngày sau xuống giống (NSXG), giảm hàm lượng natri hoà tan và cải thiện hàm lượng đạm hữu dụng trong đất từ thời điểm 50 NSXG. Kết quả trên cho thấy, tiềm năng ứng dụng cảm biến trong việc canh tác cây củ dền, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và sinh kế của hộ gia đình trong điều kiện hạn, mặn.

Đã Xuất bản

24-01-2025

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

1-10 của 186

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.