Phân tích hệ gen ty thể và mối quan hệ phát sinh chủng loại của gà trụi lông cổ

Các tác giả

  • Giang Thị Thanh Nhàn, Phạm Thị Phương Mai, Nguyễn Văn Ba, Trần Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Quỳnh Châu, Trần Thị Hậu, Nguyễn Khánh Vân, Phạm Doãn Lân

DOI:

https://doi.org/10.71254/zxnbv111

Từ khóa:

Gà bản địa Việt Nam, hệ gen ty thể, phát sinh chủng loại

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, trình tự nucleotide hoàn chỉnh hệ gen ty thể của gà trụi lông cổ, một nguồn gen gà bản địa của Việt Nam thuộc huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An được xác định bằng phương pháp giải trình tự Sanger, phân tích cấu trúc và sử dụng để xác định mối quan hệ phát sinh chủng loại với các giống gà khác. Hệ gen ty thể của gà trụi lông cổ có kích thước là 16.785 cặp bazơ, bao gồm: 22 gen ARN vận chuyển (tRNA), 02 gen ARN ribosome (rRNA), 13 gen mã hóa protein và một vùng điều khiển không mã hóa (D-loop). Tỷ lệ các loại nucleotide thành phần A, T, G và C lần lượt tương ứng là 30,28%, 23,75%, 13,48% và 32,48%. Trình tự nucleotide toàn bộ hệ gen ty thể gà trụi lông cổ được đăng ký trên ngân hàng gen với mã số truy cập PQ412228.  Kết quả phân tích quan hệ phát sinh chủng loại dựa trên trình tự hệ gen ty thể cho thấy, gà trụi lông cổ có nguồn gốc từ gà rừng lông đỏ phân loài Gallus gallus spadiceus. Gà trụi lông cổ có quan hệ gần gũi với gà Móng, gà Đông Tảo và gà lùn Cao Sơn của Việt Nam, gà vàng Rugao và gà Xiaoxang của Trung Quốc.

Đã Xuất bản

30-11-2024

Số

Chuyên mục

Articles

Các bài báo tương tự

1-10 của 58

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.