ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU LÁ VÀ SINH LÝ LOÀI VẸT HAINESII (Bruguiera hainesii C. G. Rogers) TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
DOI:
https://doi.org/10.71254/watygr66Từ khóa:
Vẹt hainesii, giải phẫu lá, sinh lý, quang hợpTóm tắt
Rừng ngập mặn bao gồm nhiều loại cây nhiệt đới hoặc cây bụi thân gỗ mọc ở vùng tiếp giáp giữa vùng biển và đất liền tạo thành một hệ sinh thái quan trọng về mặt sinh thái. Vẹt hainesii (Bruguiera hainesii C. G. Rogers), thuộc họ Đước (Rhizophoraceae), là một cây ngập mặn thực thụ. Loài này được ghi nhận phân bố ở khu vực Đầm Quốc (hòn Bà) thuộc quần đảo Côn Sơn, Vườn Quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mục đích của nghiên cứu hiện tại là xác định các đặc điểm sinh lý và cấu tạo giải phẫu từ lá của loài Vẹt haiensii hoang dã được thu thập từ Vườn Quốc gia Côn Đảo. Nghiên cứu cho thấy, các mẫu Vẹt hanessii có nhu cầu ánh sáng cao. Tỷ lệ giữa mô dậu/mô khuyết là 2,46. Hàm lượng diệp lục a là 2,006 mg/l; tỷ lệ diệp lục a/b là 6,22 và cường độ quang hợp là 2,03 mg/dm2. Lá Vẹt hainesii là tầng cutin và lớp biểu bì dày, mật độ khí khổng 235,13/mm2, cường độ thoát hơi nước thấp; sức hút nước của tế bào bằng 21,26 atm. Kết quả cho thấy, Vẹt hainesii có khả năng thích nghi cao với tình trạng khô của mô, cũng như chịu hạn tốt. Lá Vẹt hainesii bị tổn thương nặng ở nhiệt độ 55°C và có thể chết hoàn toàn ở nhiệt độ 60°C. Khả năng chịu nhiệt của Vẹt hainesii là cao, so với nhiệt độ cao nhất ở Vườn Quốc gia Côn Đảo là 34°C thì loài này vẫn phát triển được. Từ kết quả nghiên cứu, sự thích nghi về hình thái và giải phẫu với điều kiện địa phương có thể cho phép cây phát huy tối đa hiệu quả quang hợp.