Lạng Sơn ứng dụng chuyển đổi số vào đánh giá sản phẩm OCOP
Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lạng Sơn đã và đang triển khai ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Từ đó giúp giảm thiểu rủi ro, thiệt hại, nâng cao năng suất lao động, lượng sản phẩm nông nghiệp và kết nối trực tiếp giữa sản xuất và tiêu dùng đối với sản phẩm nông nghiệp.
Lạng Sơn đã triển khai ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Từ thực tiễn đã triển khai trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cho thấy, việc đánh giá sản phẩm OCOP theo phương pháp thủ công, không còn phù hợp với môi trường kinh tế số. Nếu ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào đánh giá sản phẩm OCOP sẽ góp phần rút ngắn thời gian đánh giá, phân hạng, tạo thuận lợi trong quá trình lưu trữ hồ sơ sản phẩm OCOP, nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện, quản lý chương trình OCOP.
Đặc biệt, đối với phần mềm số hóa hồ sơ trong đánh giá, phân hạng và quản lý sản phẩm OCOP các chủ thể, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp Trung ương đều có thể truy cập và nắm rõ lịch trình thực hiện của các chủ thể nên rất thuận lợi cho công tác quản lý.
Trước đây, các chủ thể phải nộp 1 bộ hồ sơ công nhận sản phẩm OCOP bằng giấy lên cấp huyện. Sau đó, cấp huyện sẽ tổ chức hội đồng chấm hồ sơ đó. Tuy nhiên, khi hồ sơ đã nộp thì không thể bổ sung được nữa nên xảy ra nhiều bất cập. Còn đối với phần mềm chỉ là số hóa dữ liệu, ở địa phương vẫn cho phép trước giờ chấm, chủ thể được bổ sung hồ sơ mà không mất nhiều công sức đi lại.
Lạng Sơn ứng dụng chuyển đổi số vào đánh giá sản phẩm OCOP
Theo các chuyên gia, sử dụng phần mềm sẽ giúp việc phân hạng, đánh giá sản phẩm đảm bảo thông suốt ngay cả khi xảy ra một số dịch bệnh phức tạp và giúp công tác quản lý, tìm kiếm thông tin được thuận lợi hơn. Mặt khác, số hóa hồ sơ không chỉ giảm bớt thủ tục, dễ dàng tìm kiếm thông tin, bảo đảm công tác vệ sinh môi trường, mà còn góp phần đẩy nhanh quá trình chuẩn bị hồ sơ, đánh giá sản phẩm của các cơ quan một cách hiệu quả, công khai và bền vững. Đồng thời, khi áp dụng số hóa hồ sơ trong đánh giá, phân hạng và quản lý sản phẩm OCOP sẽ giúp giải quyết một số hạn chế, khó khăn như: Lúng túng trong cách làm; đánh giá sản phẩm OCOP thiếu khách quan...
Với nhu cầu chuyển đổi số hiện nay, việc những sản phẩm OCOP tham gia vào dòng chảy kinh tế số là một điều tất yếu, nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp.
Minh Phong
Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào đánh giá sản phẩm OCOP đã được triển khai áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Qua triển khai đã góp phần rút ngắn thời gian đánh giá, phân hạng, tạo thuận lợi trong quá trình lưu trữ hồ sơ sản phẩm OCOP, nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện, quản lý chương trình OCOP. |