Khoa học công nghệ cần có cách tiếp cận đơn giản, dễ ứng dụng và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam
Ngày 22/8/2023, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, trao đổi về vấn đề phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị và phát triển bền vững.
Toàn cảnh buổi làm việc giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với Bộ Khoa học và Công nghệ
Tại buổi làm việc, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và PTNT) Nguyễn Thị Thanh Thủy cho biết, công nghệ sinh học tác động đến nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Tốc độ tăng trưởng của công nghệ sinh học trên toàn thế giới trong giai đoạn 2015 - 2020 là 1,3%, với kỳ vọng lĩnh vực công nghệ sinh học sẽ đạt mức tăng đều đặn trong 5 năm tới và sẽ có nhiều đầu tư hơn cho nghiên cứu và phát triển (R&D) trên toàn thế giới. Trong lĩnh vực nông nghiệp, các kỹ thuật nhân giống hiện đại, kỹ thuật di truyền và chỉnh sửa bộ gen đang được coi là công cụ hữu hiệu trong việc tạo và cung cấp các giống cây trồng, vật nuôi mới với các tính trạng mong muốn như chống chịu hạn, mặn, kháng bệnh, sử dụng chất dinh dưỡng, tăng năng suất và sức sống tự nhiên, tăng hiệu quả sử dụng vật tư phân bón… Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và PTNT) Nguyễn Thị Thanh Thủy đề xuất 2 Bộ có thể hợp tác ngắn hạn và dài hạn. Trước mắt để cập nhật nhanh trình độ công nghệ của thế giới, cần hình thành các quỹ hỗ trợ cán bộ khoa học công nghệ dự các hội nghị, hội thảo quốc tế, đi đào tạo ngắn hạn, đào tạo nâng cao tại các phòng thí nghiệm quốc tế về công nghệ sinh học; triển khai các chủ trương, định hướng của Đảng, của Chính phủ tại Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới; Công văn số 690/Tg-KGVX về việc sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển KHCN và ĐMST; triển khai các chương trình KHCN cấp quốc gia về CNSH; xây dựng các nhóm nhiệm vụ KHCN có hợp tác song phương, đa phương về công nghệ sinh học theo cơ chế đặc thù.
Theo Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật (Bộ Khoa học và Công nghệ) Nguyễn Phú Hùng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có chương trình "Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học", trong đó tập trung nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ chọn tạo và nhân giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản đạt năng suất, chất lượng và khả năng kháng bệnh. Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật (Bộ Khoa học và Công nghệ) Nguyễn Phú Hùng cho rằng, 2 Bộ cần phối hợp để xây dựng, hình thành các cụm nhiệm vụ, theo chuỗi giá trị phục vụ phát triển các sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp, nghiên cứu phát triển công nghệ bảo quản, chế biến nông sản, quỹ gen...
Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào các sản phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị và phát triển bền vững
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, sức mạnh của khoa học công nghệ cần đến được với người nông dân, khoa học cũng cần có cách tiếp cận phù hợp với ngành nông nghiệp, nông dân đó là đơn giản và dễ ứng dụng; có thể tận dụng những thành tựu của thế giới trước khi tự mình nghiên cứu, phát triển để có thể rút ngắn thời gian ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, 2 Bộ sẽ hợp tác, xây dựng một chương trình chung để phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp. Ngoài ra, 2 Bộ cùng nghiên cứu xây dựng các chế tài để đưa tiến bộ công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp một cách thuận lợi, hiệu quả hơn.
Bảo Nhi
-
2.
Phát triển ngành công nghiệp sinh học có giá trị cao, bền vững
-
3.
Khoa học công nghệ phải mang tính đột phá
-
4.
Tăng cường phối hợp hoạt động khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp
-
5.
Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo về lúa gạo
-
6.
Hội nghị toàn quốc về Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo lĩnh vực thuỷ sản