Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài Re hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.) ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa phục vụ bảo tồn và phát triển nguồn gen

Các tác giả

  • Đặng Việt Hùng, Nguyễn Quốc Cường, Võ Cao Hoàng Lộc

DOI:

https://doi.org/10.71254/qp6r4839

Từ khóa:

Re hương, phân bố, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh thái, bảo tồn

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa. Đây là Khu BTTN rất quan trọng và là một trong 5 trung tâm đa dạng sinh học chính của Việt Nam. Nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp thêm các đặc điểm sinh học của loài cây Re hương có phân bố tự nhiên tại Khu BTTN Hòn Bà. Các phương pháp điều tra truyền thống đã được sử dụng và phân tích số liệu thu thập. Re hương thường phân bố trong kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp. Re hương chỉ phân bố ở sườn đồi các dông núi có độ cao 296 - 610 m, ở trạng thái rừng phục hồi thân cây thường có đường kính nhỏ từ 8 - 31 cm, chiều cao từ 6 - 21 m. Tại khu vực điều tra nghiên cứu thì tiểu khu 234 ở độ cao 534 m có Re hương phân bố nhiều nhất với mật độ 40 cây/ha. Đường kính bình quân của Re hương trong khu vực dao động 14,5 - 26 cm, chiều cao dao động 11 - 18 m. Tỷ lệ cây Re hương tái sinh trong các trạng thái rừng điều tra có chất lượng tốt và trung bình đạt trên 96%. Đối với loài Re hương tại khu vực xuất hiện cả 2 hình thức tái sinh hạt và tái sinh chồi. Kết quả của nghiên cứu này góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để bảo tồn và phát triển bền vững loài Re hương trong tương lai, hướng tới việc bảo tồn và gây trồng phát triển quần thể loài Re hương.

Đã Xuất bản

15-12-2024

Số

Chuyên mục

Articles

Các bài báo tương tự

1-10 của 58

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.