Nghiên cứu đánh giá tác động của du lịch đến công tác quản lý tài nguyên rừng tại Khu Dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ
DOI:
https://doi.org/10.71254/8gh7x447Từ khóa:
Cần Giờ, du lịch sinh thái, khu dự trữ sinh quyển, rừng ngập mặn, sinh kếTóm tắt
Khu Dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ có các thế mạnh là hệ sinh thái rừng ngập mặn, biển, nông nghiệp, văn hóa, tín ngưỡng… tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Sử dụng phương pháp kế thừa số liệu và công cụ điều tra xã hội học trên đối tượng khách du lịch và người tham gia cung ứng dịch vụ du lịch, phân tích SWOT để đánh giá tác động của du lịch đến tài nguyên rừng, môi trường, công tác quản lý rừng và bảo tồn, từ đó phát huy thế mạnh và có những giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực. Khu vực nghiên cứu có 3 điểm/khu du lịch du sinh thái với 4 loại hình du lịch được khai thác bao gồm: Nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí (22,0%); dã ngoại, khám phá thiên nhiên, du lịch mạo hiểm (46,0%); tham quan, nghiên cứu các hệ sinh thái (21,3%); du lịch cộng đồng (10,7%). Hệ thống cung ứng dịch vụ gồm 6 nhóm hoạt động chính là: Dịch vụ lưu trú (10,8%), vận chuyển (23,1%), ăn uống (43,1%), cung ứng nông sản, thủy sản (46,2%), kinh doanh hàng lưu niệm (12,3%) và hướng dẫn viên bản địa (6,1%). Các dịch vụ du lịch phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố tài nguyên, môi trường, thời tiết, đa dạng sinh học, có 9 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh tại 3 điểm/khu du lịch sinh thái, trong đó điểm du lịch sinh thái Dần Xây được đánh giá vượt trội nhất. Nghiên cứu đã chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, đề xuất các giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân để phát triển du lịch bền vững.