NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH TIỀN XỬ LÝ ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MÍT NON ĐÓNG HỘP (Artocarpus heterophyllus L.)

Các tác giả

  • Phan Thị Thanh Quế, Lê Duy Nghĩa, Huỳnh Thị Yến Linh, Dương Thị Phượng Liên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Trường Đại học Cần Thơ

DOI:

https://doi.org/10.71254/9ymw8z48

Từ khóa:

Chần, flavonoid, mít non, polyphenol, tối ưu hóa

Tóm tắt

Mít non đóng hộp không chỉ có giá trị dinh dưỡng mà còn tiện lợi khi sử dụng. Chần là công đoạn tiền xử lý quan trọng ảnh hưởng đến màu sắc và chất lượng sản phẩm đóng hộp. Thiết kế Box-Behnken được bố trí để xác định các thông số tối ưu cho công đoạn chần, bao gồm nồng độ axit xitric (0 - 0,6% w/v), nồng độ kali metabisulfite (0 - 0,2% w/v) và thời gian chần (4,5 - 5,5 phút). Các chỉ tiêu độ sáng L*, chỉ số hóa nâu BI, hàm lượng polyphenol, flavonoid và khả năng quét gốc tự do DPPH được xác định; số liệu được xử lý bằng phần mềm Statgraphics Centurion XV.I. Kết quả cho thấy, mít non được chần trong dung dịch chứa axit xitric 0,24% và kali metabisulfite 0,1% trong thời gian 5 phút có màu sắc sáng đẹp (L* cao; 76,16), chỉ số 1/BI thấp (0,16). Đồng thời, hàm lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học vẫn còn được duy trì nhiều nhất; hàm lượng polyphenol, flavonoid và khả năng quét gốc tự do DPPH có giá trị lần lượt là 1,48 mg GAE/g chất khô; 0,16 mg QE/g chất khô và 44,14%.

Đã Xuất bản

22-04-2025

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

11-20 của 252

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.