ẢNH HƯỞNG CỦA CHU KỲ KINH DOANH RỪNG TRỒNG KEO THUẦN LOÀI ĐẾN KHẢ NĂNG THẤM VÀ GIỮ NƯỚC CỦA ĐẤT Ở MỘT SỐ VÙNG ĐẦU NGUỒN VIỆT NAM

Các tác giả

  • Kiều Thị Dương, Nguyễn Hưng Thịnh, Bùi Xuân Dũng, Phùng Văn Khoa, Nông Linh Khánh Hạ, Trương Hải Yến Trường Đại học Lâm nghiệp

DOI:

https://doi.org/10.71254/yd61vj82

Từ khóa:

Chu kỳ kinh doanh, hiệu quả giữ nước của rừng, keo thuần loài, lượng nước thấm, tốc độ thấm nước

Tóm tắt

Để đánh giá ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh rừng trồng keo thuần loài đến khả năng thấm, giữ nước của đất ở một số vùng đầu nguồn Việt Nam, nghiên cứu đã tiến hành đo tốc độ thấm nước của đất bằng ống vòng khuyên kép 74 lần. Cụ thể, 20 lần đo đã được thực hiện tại rừng trồng keo lai và 6 lần đo cho đối chứng là rừng tự nhiên và rừng trồng cây bản địa tại tỉnh Phú Thọ ở 5 chu kỳ kinh doanh; 18 lần đo tại rừng trồng keo lai và 6 lần đo đối chứng là rừng tự nhiên cho mỗi tỉnh Nghệ An và Bình Định ở 3 chu kỳ kinh doanh khác nhau. Thời gian cho mỗi lần đo được kéo dài cho đến khi đạt giá trị thấm ổn định dao động từ 120 - 125 phút. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau mỗi chu kỳ kinh doanh, thấm nước của đất dưới rừng trồng keo ở tỉnh Phú Thọ, Nghệ An và Bình Định đều suy giảm và giảm dần theo thời gian đo. Tốc độ thấm ban đầu, tốc độ thấm ổn định, lượng nước thấm tích luỹ sau 2 giờ đều giảm đi trung bình từ 16 - 58% sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Thấm nước của đất tại tỉnh Phú Thọ cao hơn ở tỉnh Nghệ An và Bình Định; lượng nước thấm của rừng trồng keo sau mỗi chu kỳ kinh doanh đều nhỏ hơn từ 20 - 57% khi so sánh với rừng trồng cây bản địa và từ 32 - 82% so với rừng tự nhiên đối chứng. Điều này thể hiện rõ năng lực giữ và điều tiết nước của rừng trồng keo thuần loài có xu hướng thấp hơn nhiều so với rừng tự nhiên và rừng trồng cây bản địa. Chức năng này của rừng trồng keo cũng suy giảm dần sau mỗi chu kỳ kinh doanh.

Đã Xuất bản

18-04-2025

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

31-40 của 257

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.