NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ ĐỆM LÓT SINH HỌC ĐƯỢC LÀM TỪ RƠM VÀ VỎ CÂY KEO TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT
DOI:
https://doi.org/10.71254/k4p8jj93Từ khóa:
Khí nhà kính, đệm lót sinh học, phát thải, chăn nuôi bò, phụ phẩm nông nghiệpTóm tắt
Để góp phần tìm ra hướng giảm phát thải khí nhà kính (KNK) từ chất thải chăn nuôi, nghiên cứu đã tiến hành đánh giá mức độ phát thải các KNK từ đệm lót sinh học được làm từ rơm và vỏ cây keo trong chăn nuôi bò thịt. Thí nghiệm được thực hiện trên diện tích chuồng 100 m2, nuôi 20 con bò, theo dõi thí nghiệm trong 54 ngày với 6 lần lấy mẫu. Kết quả cho thấy, sự phát thải các KNK giai đoạn đầu sử dụng đệm lót chủ yếu là quá trình phân hủy hiếu khí, lượng phát thải CO2 khá lớn và đạt cực đại trong khoảng từ 21 - 32 ngày, sau đó phát thải CO2 giảm, quá trình yếm khí trở nên chiếm ưu thế. Trong 42 ngày đầu, phát thải CH4 rất thấp, chỉ từ 0,6 g/tấn đệm lót khô/ngày đến 151 g/tấn đệm lót khô/ngày; sau đó tăng lên rất mạnh ở lần lấy mẫu 54 ngày, lên tới 2,28 kg/tấn đệm lót khô/ngày và được dự đoán còn tiếp tục tăng. Phần mềm thống kê IBM SPSS (2023) cho kết quả sự phát thải CH4 tỉ lệ thuận với mật độ vi sinh vật (VSV) và nhiệt độ, trong khi tỉ lệ nghịch với độ xốp của đệm lót. Phát thải N2O đạt cực đại ở ngày thứ 32 sau đó giảm mạnh. Phát thải CH4 tăng rất nhanh sau 42 ngày sử dụng đệm lót, trong khi phát thải CO2 và N2O đều giảm. So sánh hệ số phát thải quy đổi trung bình theo 42 ngày (F42) và 54 ngày (F42) cho thấy, F42 nhỏ hơn nhiều so với F54. Như vậy, đệm lót sinh học nên được thay thế hoặc thay thế một phần sau 42 ngày sử dụng để hạn chế phát thải methane. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu H2S, NH3 và SO2 của mẫu không khí xung quanh chuồng nuôi ở các đợt lấy mẫu đều rất thấp so với giới hạn cho phép của QCVN 01-79:2011/BNNPTNT.