ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁ DÌA (Siganus guttatus Bloch, 1787) Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐƠN VỊ HÌNH HỌC

Các tác giả

  • Nguyễn Xuân Huy, Bùi Thanh Long, Nguyễn Hoàng Nhật Minh, Trần Văn Giang Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

DOI:

https://doi.org/10.71254/7b6gxx41

Từ khóa:

Hình thái, mốc tương đồng, cá dìa

Tóm tắt

Cá dìa (Siganus guttatus Bloch, 1787) là một loài cá vây tia thuộc họ Siganidae có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao đối với sản xuất và nuôi trồng thủy sản nên có triển vọng cho nghề nuôi cá ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Do vùng đầm phá Tam Giang có địa hình đáy và hình dạng bờ vực đa dạng nên dòng chảy ở khu vực này rất phức tạp. Vì vậy, trong nghiên cứu này, đã thu thập và so sánh các đặc điểm hình thái bằng phương pháp tiếp cận đơn vị hình học của các nhóm cá được thu tại hai địa điểm là Sam Chuồn và Hương Phong thuộc đầm phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của dòng chảy lên sự đa dạng hình thái giữa các nhóm cá thể. Trên cơ sở phân tích đơn vị hình học của 27 điểm mốc từ 55 mẫu cá dìa thu ở khu vực nghiên cứu, kết quả chỉ ra rằng, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm cá thể đực và cái (p > 0,05). Tuy nhiên, nếu xét về yếu tố vị trí, kết quả phân tích chỉ ra rằng, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm cá thể được thu thập tại các địa điểm khác nhau (p < 0,05).

Đã Xuất bản

03-04-2025

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

1-10 của 184

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.