Quy trình phân tích thứ bậc dựa trên hệ thống thông tin địa lý và viễn thám để thành lập bản đồ nguy cơ hạn hán ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Các tác giả

  • Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Hữu Ngữ, Nguyễn Quang Thi

DOI:

https://doi.org/10.71254/z06d1n89

Từ khóa:

GIS, viễn thám, AHP, nguy cơ hạn hán, A Lưới

Tóm tắt

Vấn đề hạn hán hiện nay đang là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu này triển khai quy trình phân tích thứ bậc (AHP) dựa trên dữ liệu hệ thống thông tin địa lý (GIS) và viễn thám nhằm xác định các mức độ nguy cơ hạn hán. Bản đồ nguy cơ hạn hán được xây dựng dựa trên các yếu tố tác động, như: Lượng mưa trung bình, chỉ số khác biệt thực vật chuẩn hóa (NDVI), nhiệt độ bề mặt đất trung bình (LST), chỉ số khác biệt nước bề mặt chuẩn hóa (NDWI), độ cao địa hình, độ dốc địa hình, loại hình sử dụng đất (LU) và hàm lượng cát trong đất. Nghiên cứu cho thấy, những vùng đối mặt với nguy cơ hạn hán ở mức độ rất cao, cao và trung bình lần lượt chiếm 1,10%; 3,67%; 17,80% diện tích. Trong khi đó, nguy cơ hạn hán thấp và rất thấp chiếm 45,05% và 32,38% diện tích. Chỉ số nhất quán và tỷ lệ nhất quán thu được là 0,109 và 0,07. Bản đồ nguy cơ hạn hán đạt độ chính xác 71%. Trong mô hình, LU làm rõ 40,01% cho việc xảy ra nguy cơ hạn hán, tiếp theo là lượng mưa (23,42%) và LST (13,08%). Dữ liệu nghiên cứu có thể được áp dụng như nguồn tham khảo trong việc quy hoạch nông nghiệp.

Tải xuống

Đã Xuất bản

31-12-2024

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

1-10 của 180

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.