NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY MÔ ĐẾN KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH CHỒI VÀ RỄ TRÊN GIỐNG THANH LONG RUỘT ĐỎ (Hylocereus costaricensis)
DOI:
https://doi.org/10.71254/yj5xcb64Từ khóa:
Thanh long, nuôi cấy mô, nhân giống, tạo chồi, tạo rễTóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định môi trường nuôi cấy mô phù hợp, có khả năng tạo chồi và rễ từ mẫu cành thanh long. 7 môi trường đã được thử nghiệm cho mục đích tạo chồi gồm có: MS + BA (0,5 mg/L), MS + BA (0,5 mg/L) + NAA (0,1 mg/L), MS + BA (0,8 mg/L), MS + BA (0,8 mg/L) + NAA (0,1 mg/L), MS + BA (0,2 mg/L), MS + BA (0,2 mg/L) + NAA (0,1 mg/L), MS (đối chứng). Kết quả cho thấy, môi trường MS + BA (0,5 mg/L) tạo chồi tốt nhất với 9,67 chồi được tạo ra sau 14 ngày nuôi cấy. 7 môi trường đã được thử nghiệm cho mục đích tạo rễ gồm có: MS 1/2 + NAA (0,5 mg/L), MS 1/2 + NAA (0,5 mg/L) + IBA (0,5 mg/L), MS 1/2 + NAA (0,8 mg/L), MS 1/2 + NAA (0,8 mg/L) + IBA (0,5 mg/L), MS 1/2 + NAA (0,2 mg/L), MS 1/2 + NAA (0,2 mg/L) + IBA (0,5 mg/L), MS 1/2 (đối chứng). Kết quả cho thấy, môi trường MS 1/2 + NAA (0,5 mg/L) + IBA (0,5 mg/L) tạo rễ tốt nhất với 9,36 rễ hình thành sau 28 ngày nuôi cấy.