Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến nuôi cấy mô sẹo của giống mía K84-200 và Uthong 12

Các tác giả

  • CAO LỆ QUYÊN, PHẠM THỊ VÂN, NGUYỄN THỊ THU HÀ, NGUYỄN THANH HÀ, NGUYỄN THÀNH ĐỨC, PHẠM XUÂN HỘI, NGUYỄN DUY PHƯƠNG Viện Di truyền Nông nghiệp

DOI:

https://doi.org/10.71254/q3rzkj10

Từ khóa:

K84-200, in vitro, mía, nuôi cấy mô, Uthong 12

Tóm tắt

Chọn giống mía (Saccharum spp.) bằng công nghệ gen đã chứng minh tính hiệu quả vượt trội so với các phương pháp chọn giống truyền thống. Gần đây, công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 ra đời đã tạo nên một cuộc cách mạng trong chọn giống phân tử. Tuy nhiên, hiệu quả ứng dụng chỉnh sửa gen trong chọn tạo giống cây trồng, bao gồm cả cây mía, phụ thuộc rất lớn vào quy trình nuôi cấy in vitro và hiệu suất tái sinh chồi. Cho đến nay, các nghiên cứu về tạo mô sẹo và tái sinh chồi của các giống mía phổ biến trong sản xuất như: K84-200 và Uthong 12 còn khá hạn chế. Nghiên cứu này đã xác định được thành phần môi trường tạo mô sẹo tối ưu của K84-200 và Uthong 12 chứa 2,4-D 3,0 mg/L, Casein 500 mg/L, L-proline 500 mg/L, nước dừa 10%; hiệu suất tạo mô sẹo đạt lần lượt 73,3% và 97,8%. Hơn nữa, nghiên cứu đã xác định được hiệu suất tái sinh chồi từ mô sẹo của K84-200 và Uthong 12 đạt lần lượt 48,5% và 16,6%. Nghiên cứu này là tiền đề quan trọng cho các nghiên cứu hệ thống chỉnh sửa gen trên hai giống mía K84-200 và Uthong 12 sau này.

Đã Xuất bản

09-04-2025

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

1-10 của 171

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.