Khảo sát thành phần nấm gây bệnh thối trái nhãn tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Các tác giả

  • Chu Trung Kiên, Lê Phước Thạnh, Nguyễn Đắc Khoa

DOI:

https://doi.org/10.71254/qh0p8351

Từ khóa:

Edor, Lasiodiplodia, nhãn, thối trái, tiêu da bò, xuồng cơm vàng

Tóm tắt

Thành phần nấm gây bệnh thối trái trên 3 giống nhãn trồng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm: Xuồng cơm vàng, edor và tiêu da bò được khảo sát trong các vườn nhãn ở giai đoạn kinh doanh. Khi bệnh chớm xuất hiện, ở giai đoạn 12 - 16 ngày và 1 - 3 ngày trước khi thu hoạch, 90 mẫu trái bệnh được thu thập cho mỗi giống nhãn trồng tại 3 vườn. Các mẫu nấm bệnh được phân lập và thực hiện quy trình Koch để xác định mầm bệnh. Dựa vào hình thái nấm, 5 chi nấm được xác định tương ứng với 5 nhóm triệu chứng bệnh thối trái gồm: Lasiodiplodia, Diaporthe, Calonectria, PestalotiopsisFusarium. Trong đó, thối nâu vỏ trái do chi Lasiodiplodia gây ra là triệu chứng phổ biến nhất trên cả 3 giống nhãn. Chi Lasiodiplodia là phổ biến nhất, chiếm 62,96% tổng số mẫu nấm phân lập. Mức độ phổ biến của các chi nấm gây bệnh thối trái nhãn còn lại lần lượt là Diaporthe 26,30%, Calonectria 18,52%, Pestalotiopsis 4,81% và Fusarium 1,85%. Đây là nghiên cứu đầu tiên về thành phần nấm gây bệnh thối trái nhãn trong giai đoạn trước khi thu hoạch tại Việt Nam, trong đó chi Calonectria lần đầu được ghi nhận là tác nhân gây bệnh.

Đã Xuất bản

15-10-2024

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

1-10 của 207

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.