Nghiên cứu biện pháp xử lý giúp nhân giống cây nhãn lồng từ hạt, cành giâm và đánh giá tính kháng bệnh thối gốc rễ do Phytophthora sp. của cây chanh dây ghép với gốc nhãn lồng

NGUYỄN QUỐC THÁI, LÊ HOÀNG THỊNH.

Từ khóa

Bệnh thối gốc rễ, chanh dây, nhãn lồng, Phytophthora sp.

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm nhân giống cây nhãn lồng để làm gốc ghép và đánh giá khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của cây chanh dây ghép trên cây nhãn lồng đối với bệnh thối gốc rễ do Phytophthora sp. tấn công. Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 10/2023 - 3/2024 tại Trường Đại học Cửu Long. Các thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, ghi nhận tỷ lệ hạt nảy mầm (%), chiều dài rễ, chiều dài diệp tiêu (cm), tỷ lệ cành ra rễ, tỷ lệ thành cây (%), tỷ lệ ghép dính (%) và tỷ lệ cây bị bệnh thối gốc rễ (%). Kết quả cho thấy, hạt nhãn lồng được gieo ngay sau khi thu từ quả chín có tỷ lệ nảy mầm đạt 61,3%, cao hơn so với đem phơi khô hạt hoặc có xử lý hạt với HNO3 0,1%. Bên cạnh đó, sử dụng hóa chất NAA ở nồng độ cao, từ 200 ppm trở lên không giúp kích thích ra rễ cho cành giâm nhãn lồng, trong khi các sản phẩm thương mại N3M và Super Root B1 kích thích ra rễ tốt hơn đối chứng không xử lý (24, 22% so với 14%). Cây chanh dây ghép trên gốc cây nhãn lồng trồng từ hạt có tỷ lệ ghép dính và sinh trưởng cao hơn loại gốc ghép từ cành giâm. Hơn nữa, cây chanh dây có gốc ghép là cây nhãn lồng có tỷ lệ nhiễm bệnh do Phytophthora sp. thấp hơn và sinh trưởng tốt hơn rõ rệt so với cây chanh dây không ghép.



Đã xuất bản

15/07/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Chuyên đề