Nghiên cứu ảnh hưởng của nguyên liệu gạo, nấm men và enzyme đường hóa đến hiệu suất lên men trong quy trình sản xuất cồn không gia nhiệt ở nồng độ chất khô cao

TIỀN TIẾN NAM, NGUYỄN TIẾN CƯỜNG, NGUYỄN CHÍNH NGHĨA, PHẠM TUẤN ANH, CHU KỲ SƠN.

Từ khóa

Enzyme đường hóa, gạo, nấm men, nồng độ chất khô cao, sản xuất cồn không gia nhiệt.

Tóm tắt

Nghiên cứu tập trung vào việc lựa chọn nguyên liệu gạo, nấm men và enzyme đường hóa cho quy trình lên men sản xuất cồn không gia nhiệt ở nồng độ chất khô cao (310,8 g/L). Năm loại gạo (OM5451, Bụi sữa, IR64, 404 và Hàm Châu), ba chế phẩm nấm men khô (Ethanol Red®, Thermosacc®, Angel super alcohol) và bốn chế phẩm enzyme đường hóa (Amigase Mega L, Distillase ASP, GA-260, Spirizyme) được lựa chọn để khảo sát trong. Gạo 404 có hàm lượng tinh bột cao nhất (79,04%), giá thành thấp nhất và là loại gạo được sản xuất với sản lượng lớn. Sau 120 giờ lên men nồng độ cồn đạt được của gạo 404 là 17,15% v/v (hiệu suất lên men 86,1%) và không có sự khác biệt so với nồng độ cồn thu được đối với gạo IR64 và OM5451. Nghiên cứu chỉ ra nguyên liệu gạo có hàm lượng amylose cao có xu hướng đạt độ cồn thấp hơn so với gạo có hàm lượng amylose thấp. Nấm men Ethanol Red® cho khả năng lên men hiệu quả nhất, khối lượng nấm men sử dụng thấp nhất là 0,92 g/L. Ở 120 giờ lên men enzyme Amigase Mega L cho độ cồn cao nhất là 17,23% v/v (tương ứng với hiệu suất lên men 86,56%). Các kết quả nghiên cứu này là cơ sở để hoàn thiện các thông số công nghệ cho quy trình sản xuất cồn không gia nhiệt ở nồng độ chất khô cao từ gạo.

Người phản biện

: GS.TS. Nguyễn Minh Thuỷ

Ngày nhận bài

: 15/12/2022

Ngày thông qua phản biện

: 16/01/2023

Ngày duyệt đăng

: 13/03/2023

Đã xuất bản

15/04/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ