Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về năng suất và chất lượng của nguồn gen sắn địa phương ở Việt Nam

Các tác giả

  • Đàm Thị Thu Hà, Lê Thị Thu Trang, Lã Hoàng Nhật Minh, Nguyễn Mạnh Điệp, Lã Tuấn Nghĩa

DOI:

https://doi.org/10.71254/kgvyxq71

Từ khóa:

Chất lượng sắn, năng suất củ, sắn địa phương (Manihot esculenta L.)

Tóm tắt

Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực giữ vai trò trọng yếu trong phát triển nông nghiệp, đứng thứ ba sau lúa và ngô. Hiện nay, công tác bảo tồn nguồn gen cây sắn đang ngày càng được quan tâm nhằm đảm bảo sự đa dạng, tạo nguồn vật liệu cho công tác chọn tạo giống ổn định năng suất và hàm lượng dinh dưỡng nhằm thích ứng với sự biển đổi khí hậu. Đặc biệt, các nghiên cứu về đánh giá năng suất, chất lượng của nguồn gen cây sắn địa phương ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế và đang là một khoảng trống trong bảo tồn nguồn gen sắn địa phương hướng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Nghiên cứu tập trung đánh giá năng suất, chất lượng của tập đoàn 200 mẫu giống sắn tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Kết quả cho thấy, các mẫu giống sắn nghiên cứu có năng suất đạt trung bình 17,2 tấn/ha, dao động từ 1,5 - 41,0 tấn/ha, với 72,5% mẫu giống nghiên cứu có hàm lượng tinh bột trên 25 g/100 g, hàm lượng chất khô dao động từ 22,9 - 48,6 g/100 g, hàm lượng đường tổng số của các mẫu giống dao động từ 0,27 - 3,7 g/100 g, hàm lượng HCN dao động từ 0,45 - 248 mg/kg, trung bình đạt 17,57 mg/kg.

Đã Xuất bản

30-11-2024

Số

Chuyên mục

Articles

Các bài báo tương tự

1-10 của 58

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.