Đánh giá thích hợp đất đai cho cây gai xanh trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Các tác giả

  • NGUYỄN THỊ HUỆ, HÀ MẠNH THẮNG, NGUYỄN THANH HÒA, ĐỖ THU HÀ, HOÀNG THỊ NGÂN, NGUYỄN THỊ THẮM, TRẦN THỊ TÂM, MAI VĂN TRỊNH Viện Môi trường Nông nghiệp

DOI:

https://doi.org/10.71254/gzv89389

Từ khóa:

Bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ thích hợp đất đai, cây gai xanh, đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Như Xuân

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện trên 15.944,36 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Kết quả đánh giá chất lượng đất và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho cây gai xanh đã xác định được 32 đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) thuộc 4 loại đất thuộc 2 nhóm đất chính là đất đỏ và đất đen, trong đó đất đỏ chiếm 98,97% tổng diện tích đưa vào đánh giá. Diện tích của mỗi ĐVĐĐ có sự chênh lệch lớn, ĐVĐĐ nhỏ nhất có diện tích chỉ 0,2 ha và ĐVĐĐ có diện tích lớn nhất là 7.255,08 ha. Đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Như Xuân có tầng đất dày, nằm chủ yếu trên địa hình vàn cao, diện tích có độ dốc từ bằng phẳng đến 150, chiếm khoảng 95%. Đất canh tác nông nghiệp phần lớn có độ phì nhiêu thấp, hàm lượng đạm tổng số (Nts), lân dễ tiêu (P2O5dt), kali dễ tiêu (K2Odt), chất hữu cơ tổng số (OM) và dung tích hấp thu trao đổi (CEC) trong đất thấp; hàm lượng pHH2O trong đất từ chua vừa đến rất chua. Kết quả đánh giá thích hợp đất đai cho thấy, hầu hết diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Như Xuân đều phù hợp để phát triển cây gai xanh. Tuy nhiên, diện tích ít thích nghi (S3) chiếm tới 40,38%, do hạn chế về độ dốc, đất bị chua, hàm lượng dinh dưỡng trong đất thấp. Mức độ không thích hợp trồng cây gai xanh (N) chỉ chiếm 0,22%, do yếu tố hạn chế về độ dốc lớn hơn 250 nằm trên vùng núi cao, độ cao này không phù hợp để trồng cây gai xanh.

Đã Xuất bản

09-04-2025

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

1-10 của 227

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.