NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT GIỐNG NƯA CHÂN VỊT (Tacca palmata Blume)

Các tác giả

  • Nguyễn Xuân Trường, Trịnh Minh Vũ, Nguyễn Bá Hưng, Ngô Thị Minh Huyền,Nguyễn Minh Hùng, Cù Thị Hằng, Nguyễn Thị Duyên, Trần Thị Liên Viện Dược liệu

DOI:

https://doi.org/10.71254/aehpk480

Từ khóa:

Nưa chân vịt, hạt giống, thời vụ, mật độ, phân bón

Tóm tắt

Nưa chân vịt (Tacca palmata Blume) là một loài cây dược liệu, củ dùng làm thuốc điều hòa kinh nguyệt, chữa rắn độc cắn. Loài này đã được ghi trong sách Đỏ Việt Nam (2007) với cấp đánh giá “Hiếm” (R). Với mục tiêu xây dựng được quy trình sản xuất hạt giống Nưa chân vịt, các thí nghiệm về mật độ, lượng phân bón, thời điểm thu hoạch và đánh giá tình hình sâu, bệnh hại được thực hiện. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được khoảng cách 30 x 30 cm (mật độ 70.000 cây/ha) là phù hợp, cho năng suất hạt đạt 228,08 kg/ha, tỷ lệ nảy mầm đạt 87,77%. Lượng phân bón thích hợp ở mức 6 tấn phân hữu cơ vi sinh + 300 kg N + 500 kg P2O5 + 350 kg K2O/ha/năm, cho năng suất đạt 310,23 kg/ha. Tại thời điểm 70% quả chín là phù hợp để thu hoạch hạt giống Nưa chân vịt. Sâu, bệnh hại cây Nưa chân vịt chủ yếu là các loại sâu xám, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh lở cổ rễ, bệnh phấn trắng và tuyến trùng nốt sưng với mức độ phổ biến từ rất ít đến ít. Các loài sâu, bệnh hại chỉ xuất hiện theo mùa sinh trưởng và không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, năng suất của cây.

Đã Xuất bản

22-04-2025

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

Các bài báo tương tự

11-20 của 283

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.