NGHIÊN CỨU CẤU TẠO, TÍNH CHẤT CƠ LÝ VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA GỖ QUẾ (Cinnamomum cassia Blume)
DOI:
https://doi.org/10.71254/rsez0z89Từ khóa:
Gỗ quế, cấu tạo gỗ, tính chất cơ lý, tinh dầuTóm tắt
Cây quế (Cinnamomum cassia Blume) là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao, góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái, đồng thời giúp xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, gỗ quế có nhược điểm là có tính chất cơ học, vật lý thấp, dễ bị nấm và côn trùng tấn công. Bên cạnh đó, sau khi khai thác trong gỗ vẫn tồn tại hàm lượng tinh dầu cao, điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dán dính cũng như việc trang sức sản phẩm. Nghiên cứu đã tiến hành xác định đặc tính nguyên liệu gỗ quế tại 2 cấp độ tuổi khai thác là 8 tuổi và 13 tuổi, bao gồm: Cấu tạo (thô đại, hiển vi) gỗ, một số tính chất vật lý (khối lượng riêng, độ co rút và giãn nở, độ hút nước), cơ học (độ bền uốn tĩnh, độ bền nén song song với thớ) và thành phần hóa học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, gỗ quế 13 tuổi có tính chất tốt hơn gỗ quế 8 tuổi, tuy nhiên sự khác biệt là không lớn. Tính chất vật lý và cơ học của gỗ quế ở cả 2 cấp độ tuổi này đều đáp ứng được yêu cầu nguyên liệu để sản xuất ván ghép thanh. Tuy nhiên, hàm lượng tinh dầu chứa trong gỗ còn tương đối cao (0,15%), sẽ ảnh hưởng đến độ bền dán dính nên cần có bước nghiên cứu tiếp theo nhằm loại bỏ lượng tinh dầu này.