TỐI ƯU HÓA ĐIỀU KIỆN XỬ LÝ ENZYME NHẰM THU NHẬN DỊCH CHIẾT CỦ HOÀNG SIN CÔ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BỀ MẶT ĐÁP ỨNG

Các tác giả

  • Đỗ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Mạnh Đạt, Nguyễn Thế Huỳnh, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Hồng Lĩnh, Chu Thắng, Nguyễn Khánh Hồng Viện Công nghiệp thực phẩm, Bộ Công Thương

DOI:

https://doi.org/10.71254/be65qf83

Từ khóa:

Bề mặt đáp ứng, dịch chiết củ hoàng sin cô, xử lý enzyme, fructooligosaccharides, tốc độ thấm màng lọc

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là thiết lập kế hoạch thực nghiệm đa yếu tố và sử dụng phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM) để tối ưu hóa quá trình xử lý enzyme thu nhận dịch chiết củ hoàng sin cô có hàm lượng đường fructooligosaccharides (FOS) tối đa và tốc độ dòng thấm màng siêu vi lọc (UF) cao. Tiến hành xử lý dịch chiết củ hoàng sin cô ở điều kiện: Nồng độ pectinase G (0,2 - 0,5%), nồng độ cellulase T4 (0,2 - 0,5%), nhiệt độ (45 - 55°C) và thời gian (60 - 120 phút). Mô hình hồi quy với hệ số xác định có ý nghĩa R2 = 0,9879 và 0,9853, tương ứng với sự thay đổi của hàm lượng đường FOS và tốc độ dòng thấm màng UF. Nồng độ pectinase G và celllulase T4 là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng thu nhận đường FOS và tốc độ thấm màng lọc (p < 0,05) đối với tất cả các biến phụ thuộc. Dựa trên biểu đồ bề mặt phản ứng và đường đồng mức, điều kiện xử lý enzyme tối ưu ở nồng độ pectinase G là 0,39%, nồng độ celllulase là T4 0,4%, nhiệt độ 50,4oC và thời gian 97,5 phút. Với điều kiện tối ưu này, thu nhận đường FOS đạt 32,14%, tốc độ dòng thấm đạt 7,64 L/h/m2, thu nhận đường FOS tăng 26,0% và tốc độ dòng thấm màng lọc tăng 53,4% so với mẫu đối chứng (không xử lý bằng enzyme). Dịch chiết củ hoàng sin cô sau quá trình xử lý enzyme và lọc màng siêu vi lọc, có thể được sử dụng trong sản xuất nước uống hoặc làm nguyên liệu để phát triển các sản phẩm thực phẩm khác.

Đã Xuất bản

17-04-2025

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

41-50 của 258

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.