ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ PHÂN TỬ CỦA LOÀI SÂM THUỘC CHI Panax THU THẬP Ở HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

Các tác giả

  • Khuất Thị Mai Lương, Nguyễn Thị Thúy Ngoan, Trần Huyền Trang, Hồ Thị Hương, Đặng Thị Xuân, Lê Hùng Lĩnh Viện Di truyền Nông nghiệp

DOI:

https://doi.org/10.71254/ymm32h75

Từ khóa:

Chỉ thị phân tử, đặc điểm hình thái, sâm Ba Bể, sâm Việt Nam

Tóm tắt

Đánh giá đặc điểm hình thái học, di truyền phân tử và so sánh mức độ quan hệ với các loài sâm khác, đặc biệt với sâm Việt Nam của quần thể sâm mới phát hiện tại khu vực núi Phja Boóc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là cơ sở quan trọng trong công tác bảo tồn và phát triển vùng trồng sâm trên địa bàn tỉnh. Sâm Ba Bể có đặc điểm hình thái sinh học đặc trưng tương tự sâm Việt Nam. Sử dụng chỉ thị phân tử đặc hiệu bước đầu xác định đây có thể là loài/thứ mới thuộc chi Panax khác với các loài/thứ đã được biết đến ở Việt Nam. Phân tích mối quan hệ di truyền kiểu gen của các loài sâm nghiên cứu cho thấy, ở hệ số tương đồng 0,42, 9 mẫu sâm nghiên cứu chia thành hai nhóm. Nhóm I bao gồm: Sâm Ngọc Linh và sâm Lang Biang; nhóm II gồm: Mẫu sâm Ba Bể, tam thất hoang, sâm Vũ Diệp, tam thất bắc và sâm Lai Châu 1, 2, 3. Sâm Ba Bể có hệ số tương đồng di truyền phân tử gần nhất với mẫu sâm Vũ Diệp và tam thất hoang (0,64), xa nhất với mẫu sâm Ngọc Linh và sâm Lang Biang (0,45); với mẫu tam thất bắc và sâm Lai Châu, hệ số tương đồng lần lượt là 0,55 và 0,58. Cần có thêm nghiên cứu xác định giá trị dược liệu của sâm Ba Bể, so sánh với các loài sâm đã được biết đến để làm cơ sở cho định hướng bảo tồn và phát triển trồng sâm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Đã Xuất bản

17-04-2025

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

51-60 của 258

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.