NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU CƠ THAY THẾ MỘT PHẦN PHÂN VÔ CƠ ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦ KHOAI TÂY

Các tác giả

  • Trần Thị Thiêm, Phạm Văn Cường Học viện Nông nghiệp Việt Nam

DOI:

https://doi.org/10.71254/cq3x6t95

Từ khóa:

Khoai tây, phân hữu cơ, phân vô cơ, năng suất và chất lượng củ

Tóm tắt

Thí nghiệm nhằm xác định lượng phân hữu cơ thay thế phân vô cơ phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng củ khoai tây. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại, gồm 7 công thức: CT1: 100% vô cơ (120 N: 120 P2O5: 120 K2O); CT2: 75% phân vô cơ + phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm 01 (HCVS QL01) thay thế 25% phân vô cơ; CT3: 50% phân vô cơ + phân HCVS QL01 thay thế 50% phân vô cơ; CT4: 25% phân vô cơ + phân HCVS QL01 thay thế 75% phân vô cơ; CT5: 75% phân vô cơ + phân gà thay thế 25% phân vô cơ; CT6: 50% phân vô cơ + phân gà thay thế 50% phân vô cơ; CT7: 25% phân vô cơ + phân gà thay thế 75% phân vô cơ. Kết quả cho thấy, sử dụng phân HCVS hay phân gà thay thế phân vô cơ đều làm tăng các chỉ tiêu sinh trưởng, chỉ tiêu sinh lý, dẫn đến tăng năng suất và chất lượng củ khoai tây so với bón 100% phân vô cơ. Bón thay thế 50% phân vô cơ bằng phân hữu cơ (HCVS QL01 hay phân gà) có thể là mức thay thế phù hợp làm tăng năng suất và chất lượng củ khoai tây.

Đã Xuất bản

24-01-2025

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

1-10 của 197

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.