ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MẬT ĐỘ NHÓM THỰC VẬT PHÙ DU TRONG AO NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) TẠI TỈNH TRÀ VINH

Các tác giả

  • Dương Hoàng Oanh, Phạm Kim Long, Phạm Văn Đầy, Phạm Thị Bình Nguyên, Thạch Hoàng Thanh, Nguyễn Văn Toàn Trường Đại học Trà Vinh

DOI:

https://doi.org/10.71254/yxbw9479

Từ khóa:

Ao nuôi tôm, mật độ, Penaeus monodon, thành phần loài, thực vật phù du

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định thành phần loài và mật độ nhóm thực vật phù du trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) quảng canh cải tiến, từ đó đề xuất biện pháp quản lý chúng trong ao nuôi tôm tốt hơn. Thực vật phù du được thu với tần suất thu mẫu 2 tuần/lần, thu mẫu 8 đợt từ 5 ao nuôi tôm sú ở khu vực huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 5 ngành tảo: Bacillariophyta (tảo khuê), Chlorophyta (tảo lục), Cyanobacteria (tảo lam), Euglenophyta (tảo mắt), Dinophyta (tảo giáp) với tổng số 64 loài tảo hiện diện trong ao nuôi tôm. Trong đó, tảo khuê có thành phần loài chiếm ưu thế nhiều nhất với 30 loài (chiếm 47%), kế đến là tảo lục với 15 loài (chiếm 23%), tảo lam với 13 loài (chiếm 20%), tảo mắt với 5 loài (chiếm 8%) và  tảo giáp với 1 loài (chiếm 2%). Kết quả phân tích định lượng cũng cho thấy, tảo khuê vẫn là ngành tảo có mật độ trung bình cao nhất (264 ± 265 tb/mL) qua các đợt thu mẫu, kế đến là tảo lục cao thứ hai (115 ± 114 tb/mL), thấp hơn là tảo lam (107 ± 92 tb/mL), tảo mắt (36 ± 33 tb/mL) và thấp nhất là tảo giáp (18 ± 0 tb/mL). Tổng mật số các ngành tảo dao động trong khoảng 262 ± 50 - 1.067 ± 236 tb/mL qua các đợt thu mẫu. Mật số này đạt cao nhất ở đợt 4 (giữa vụ nuôi) với 1.067 ± 236 tb/mL, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) so với đợt 3 (709 ± 208 tb/mL), nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các đợt thu mẫu còn lại.

Đã Xuất bản

16-04-2025

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

1-10 của 256

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.