Đa dạng thành phần côn trùng trong rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
DOI:
https://doi.org/10.71254/0v1n5q80Từ khóa:
Cần Giờ, côn trùng, đa dạng, rừng ngập mặnTóm tắt
Hệ sinh thái rừng ngập mặn được phục hồi tạo điều kiện thuận lợi cho các loài động thực vật quay trở lại sinh sống và phát triển, trong đó có côn trùng. Tiến hành điều tra thành phần loài côn trùng trên 12 tuyến thuộc các sinh cảnh khác nhau trong Rừng ngập mặn Cần Giờ từ năm 2017 đến năm 2022. Ghi nhận thông tin và thu mẫu vật tất cả các loài côn trùng. Đánh giá khu hệ côn trùng thông qua 2 chỉ số đa dạng Shannon Wiener (H’) và ưu thế Simpson (D). Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận 374 loài, trong đó xác định được 10 bộ và 49 họ. Bộ Lepidoptera và Hymenoptera có số lượng loài lớn nhất, chiếm tỷ lệ lần lượt là 30,5% và 24,9% và gặp thường xuyên ở tất cả các sinh cảnh. Ghi nhận 9 loài gây hại cây Rừng ngập mặn Cần Giờ, 1 loài Attacus atlas (Bướm đêm atlas) là loài có kích thước lớn và ít gặp. Khu hệ côn trùng ở Rừng ngập mặn Cần Giờ có sự đa dạng cao (H’ trung bình là 3,42 ± 0,23) và có sự ưu thế về loài (D trung bình là 0,043 ± 0,010). Kết quả nghiên cứu là cơ sở dữ liệu ban đầu phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ.