KHẢ NĂNG KÍCH THÍCH KHÁNG THUỐC CỦA CÁC LOẠI KHÁNG SINH VÀ CHẤT DIỆT KHUẨN THÔNG DỤNG LÊN VI KHUẨN Vibrio parahaemolyticus
DOI:
https://doi.org/10.71254/cd7z2p78Từ khóa:
Vibrio parahaemolyticus, thuốc kháng sinh, chất diệt khuẩn, chủng kháng thuốcTóm tắt
Nghiên cứu sử dụng 6 loại kháng sinh và 4 loại chất diệt khuẩn thông dụng nhằm đánh giá độ nhạy cảm và khả năng kháng thuốc của 2 chủng Vibrio parahaemolyticus phân lập từ ao nuôi tôm. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm: Đường kính vòng vô khuẩn, nồng độ ức chế và diệt khuẩn tối thiểu và mô hình kích thích tạo chủng V. parahaemolyticus kháng kháng sinh và chất diệt khuẩn. Kết quả nghiên cứu có thể phân chia các loại kháng sinh và chất diệt khuẩn thành 4 nhóm: i) nhóm hiệu quả cao: Doxycycline, enrofloxacin, erythromycin, benzalkonium chloride (BKC); ii) nhóm hiệu quả trung bình: Iodine; iii) nhóm hiệu quả thấp: Ampicillin, chlorine, oxytetracycline, amoxicillin; iv) nhóm không hiệu quả: Cypermethrin. Kết quả của các nghiệm thức thí nghiệm khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Kết quả kích thích tạo chủng V. parahaemolyticus kháng thuốc cho thấy 3 mô hình kháng thuốc riêng biệt. Nhóm ampicillin, amoxicillin, cypermethrin và chlorine có mô hình kháng tăng dần đều theo thời gian, kích thích khả năng tạo kháng nhanh và cao nên có tác dụng điều trị thấp và ngắn (5 - 10 ngày). Nhóm oxytetracycline, enrofloxacin và iodine duy trì hiệu quả với V. parahaemolyticus trong thời gian tương đối dài (14 - 28 ngày) trước khi dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng mạnh. Riêng nhóm doxycycline, erythromycin và BKC có hiệu quả diệt khuẩn rất cao và hiệu lực ổn định kéo dài. Nghiên cứu đã làm rõ hiệu quả diệt khuẩn của các loại kháng sinh và chất diệt khuẩn thông dụng và khả năng tạo ra các chủng kháng thuốc theo thời gian sử dụng. Kết quả nghiên cứu có thể định hướng sử dụng đúng các loại kháng sinh và chất diệt khuẩn trong phòng ngừa và xử lý V. parahaemolyticus trong ao nuôi tôm.