NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ HÀM LƯỢNG AXIT ROSMARINIC TRONG CỤM HOA CỦA MỘT SỐ MẪU GIỐNG HẠ KHÔ THẢO (Prunella vulgaris L.)

Các tác giả

  • Bùi Thị Xuân, Tô Thị Ngân, Nguyễn Đức Mạnh, Trần Huyền Trang, Nguyễn Văn Tâm Viện Dược liệu

DOI:

https://doi.org/10.71254/e6c69b17

Từ khóa:

Axit rosmarinic, cụm hoa, Tam Đảo, Hạ khô thảo

Tóm tắt

Tổng số 10 mẫu giống Hạ khô thảo (HKT), thu thập ở các vùng sinh thái khác nhau được đánh giá về các đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển, năng suất và hàm lượng axit rosmarinic trong cụm hoa. Nghiên cứu được thực hiện tại Trạm Nghiên cứu Dược liệu Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc từ 9/2023 đến 10/2024. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu tuần tự không nhắc lại. Kết quả cho thấy, các mẫu giống HKT có chiều cao cây 32,90 - 42,10 cm, số cụm hoa/cây đạt 23,40 - 45,60 cụm hoa, chiều dài cụm hoa đạt 14,55 - 30,35 mm, năng suất cá thể đạt 3,16 - 7,12 g. Năng suất thực thu của các mẫu giống HKT đạt từ 0,123 - 0,277 tấn/ha. Trong đó, mẫu giống HKT2 có năng suất thực thu và năng suất hoạt chất axit rosmarinic trong dược liệu đạt cao nhất, tương ứng (0,277 tấn/ha và 0,59 kg/ha), đạt tiêu chuẩn theo Dược điển Trung Quốc (2015). Mẫu giống triển vọng HKT2 có tiềm năng để đưa ra sản xuất trên thị trường sau khi tiếp tục được đánh giá và khảo nghiệm.

Đã Xuất bản

21-03-2025

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

Các bài báo tương tự

1-10 của 175

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.