NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐIỀU TIẾT RA HOA Ở CÂY ĐÀO PHAI CÁNH ĐƠN TẠI THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI
DOI:
https://doi.org/10.71254/p9nayy07Từ khóa:
Đào phai cánh đơn, cắt tỉa, chạm rễ, chất ức chế sinh trưởng, ra hoaTóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích áp dụng một số biện pháp kỹ thuật điều tiết quá trình ra hoa của giống đào phai cánh đơn tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Thử nghiệm biện pháp kỹ thuật như: Cắt tỉa, chạm rễ, phun chất ức chế sinh trưởng và tác động tuốt bộ lá trên cây đào phai cánh đơn 5 tuổi tại thị xã Sa Pa. Kỹ thuật cắt tỉa có tác dụng giúp cho cây ra lộc tập trung nhiều hơn ở vụ mùa thu, là cành sẽ phân hóa mầm hoa và nở hoa năm sau, lộc thu nhiều hơn, chiều dài cành, đường kính cao hơn so với đối chứng (lần lượt đạt là 141,3 - 144,4 lộc, 14,3 - 14,6 cm chiều dài, 0,40 - 0,44 cm đường kính), là tiền đề cho cây ra hoa năm sau. Đồng thời cắt tỉa cũng giúp cho cây đào ra hoa muộn hơn từ 13 - 16 ngày, nhưng số lượng hoa nhiều hơn và độ bền cánh hoa lâu hơn, đây là cơ sở khoa học quan trọng cho người trồng đào để điều chỉnh khả năng ra hoa của cây. Phương pháp chạm rễ có tác dụng tốt điều tiết quá trình ra hoa của cây đào, giúp cây ra hoa muộn hơn, hoa nhiều hơn, trong đó chạm rễ vào thời điểm tháng 9 hàng năm cho kết quả tốt nhất với 96,4% số cành ra hoa, 28,2 hoa/cành và độ bền cánh hoa đạt 29,4 ngày. Phương pháp xử lý bằng chất ức chế sinh trưởng có ý nghĩa trong điều tiết ra hoa của cây, sử dụng các chất ức chế sinh trưởng Thiourea hoặc Uniconazole 5 WP điều tiết hoa cây ra hoa nhiều hơn và độ bền của hoa lầu hơn. Kỹ thuật tuốt lá cũng cho kết quả tương tự như phun chất ức chế sinh trưởng. Tuy nhiên, tùy thuộc điều kiện cụ thể để lựa chọn kỹ thuật xử lý phù hợp, thông thường xử lý bằng chất ức chế sẽ tiết kiệm được chi phí lao động.