Tối ưu hóa điều kiện trích ly theo tổng hàm lượng flavonoids và phenolics, đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết keo ong

TRẦN THANH TRÚC, NGUYỄN THÀNH TÍN, NGUYỄN MINH CHÂU, LƯU TUẤN PHÚC, LÊ VĂN TÁN

Từ khóa

Chống oxy hóa, flavonoid, hỗ trợ siêu âm, keo ong, polyphenol, tối ưu hoá.

Tóm tắt

Keo ong là một sản phẩm của ngành nuôi ong, chứa hàm lượng polyphenol và flavonoids khá cao, nhưng hiện chưa được quan tâm khai thác tại Việt Nam. Nghiên cứu này so sánh hàm lượng polyphenol tổng số (TPC), hàm lượng flavonoid tổng số (TFC) và khả năng chống oxy (AC) hóa của 3 mẫu keo ong được thu nhận từ tỉnh Tiền Giang (KTG), thành phố Thủ Đức (KTD) và tỉnh Sóc Trăng (KST) thông qua việc tối ưu hoá quá trình trích ly có hỗ trợ siêu âm để thu nhận polyphenol và flavonoid từ keo ong bằng phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM). Kết quả tối ưu hoá thông số quá trình trích ly thu nhận TPC là thời gian 102 phút và nồng độ ethanol 87%; với thu nhận TFC tối ưu tại thời gian 77 phút và nồng độ ethanol 88%. Hàm lượng TPC trong mẫu KST cao nhất (43,09 mg GAE/g), tương ứng là khả năng chống oxy hoá của mẫu KST cũng cao nhất với chỉ số IC50 là 57,75. Mẫu KTG cho hàm lượng TFC cao nhất (14,74 mg QE/g) so với KST và KTD. Kết quả cho thấy, cả 3 loại keo ong đều có hoạt tính sinh học nhưng khác nhau tùy theo thảm thực vật, loài ong và địa điểm thu thập keo ong.



Đã xuất bản

16/09/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Chuyên đề