Nghiên cứu đặc điểm hình thái và vi phẫu của cây Trọng lâu cao bằng (Paris caobangensis) thu thập ở Việt Nam

Các tác giả

  • Nguyễn Quỳnh Nga, Phạm Thanh Huyền, Phan Văn Trưởng, Lại Việt Hưng, Đặng Minh Tú, Nguyễn Khương Duy, Nguyễn Hoàng Oanh

DOI:

https://doi.org/10.71254/dnpq5x88

Từ khóa:

Bột dược liệu, đặc điểm hình thái, Trọng lâu cao bằng, vi phẫu

Tóm tắt

Cây Trọng lâu cao bằng (Paris caobangensis Y. H. Ji, H. Li, Z. K. Zhou) lần đầu tiên được ghi nhận phân bố tại tỉnh Cao Bằng. Cũng như các loài khác trong chi Paris, thân, rễ cây Trọng lâu cao bằng đang được khai thác để làm dược liệu và là một vị thuốc có giá trị trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu chi tiết về đặc điểm hình thái và vi phẫu của cây Trọng lâu cao bằng. Kết quả nghiên cứu toàn diện về đặc điểm hình thái ngoài, vi phẫu và bột dược liệu của cây Trọng lâu cao bằng (thu thập ở các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu) để phục vụ công tác định danh, xác định tính đúng của dược liệu từ các loài cùng chi. Cây Trọng lâu cao bằng phân biệt với 2 loài (Paris chinensis Paris yunnanensis) đã được quy định cho dược liệu Trọng lâu trong Dược điển Trung Quốc (2020) ở lá hình trứng, gốc lá gần bằng hoặc hình tim; cánh hoa rộng 1 – 2 mm, ngắn hơn 2/3 lá đài; bầu 4 - 5 cạnh bằng; hạt tinh bột hình elip đến gần cầu, kích thước 5 - 11 x 7 - 17 µm, tinh thể canxi oxalat dài khoảng 100 - 280 x 2 - 4 µm.

Đã Xuất bản

15-11-2024

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

11-20 của 224

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.