NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG THỦY TÙNG (Glyptostrobus pensilis) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM

Các tác giả

  • Giang Thị Thanh, Nguyễn Đức Hiến, Lưu Thế Trung, Ngô Văn Cầm, Nguyễn Đức Kiên Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung bộ và Tây Nguyên, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

DOI:

https://doi.org/10.71254/h8wphj04

Từ khóa:

Thủy tùng, nhân giống, giâm hom, auxin

Tóm tắt

Thủy tùng là loài duy nhất còn tồn tại thuộc chi Glyptostrobus và được xem như hóa thạch sống của ngành hạt trần. Đây là loài vừa có giá trị kinh tế cao vừa có giá trị bảo tồn. Để bảo tồn và phát triển loài Thủy tùng hiệu quả, nhân giống bằng hom là một phương pháp nhân giống sinh dưỡng được áp dụng khá phổ biến với việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng thực vật: IAA, IBA, NAA, .... Thí nghiệm giâm hom Thủy tùng được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ kết quả cho thấy: Sử dụng hom dài 10 - 12 cm, đường kính 1 - 2 mm, ngâm gốc hom trong dung dịch IBA 1.000 ppm trong 2 giờ, vào vụ xuân, sau 2 tháng tỷ lệ hom sống và tỷ lệ hom ra rễ đạt cao nhất lần lượt là 80% và 34,29%; giâm hom vào vụ đông, sau 2 tháng tỷ lệ hom sống là 67,5%, tỷ lệ hom ra rễ là 25,83%, số rễ trung bình trên hom là 2,67 rễ/hom, chiều dài rễ đạt 13,59 cm và chỉ số ra rễ đạt 51,13; sử dụng hỗn hợp IBA 1.000 ppm + IAA 800 ppm vào vụ thu cho tỷ lệ hom ra rễ 20%, trung bình 3 rễ/hom, chiều dài rễ 12,92 cm và chỉ số ra rễ cao nhất là 38,95.

Đã Xuất bản

23-04-2025

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

1-10 của 212

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.