HIỆU QUẢ CỦA DỊCH CHIẾT TỪ QUẢ ỚT (Capsicum frutescens) ĐỐI VỚI NHỆN ĐỎ HẠI CÂY TRỒNG (Tetranychus urticae)

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Hai, Nguyễn Thành Nguyên, Nguyễn Phụng, Trần Phạm Phương Thảo, Trần Ý My Viện Khoa học Ứng dụng, Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh

DOI:

https://doi.org/10.71254/mbaazh84

Từ khóa:

Dịch chiết từ quả ớt, nhện đỏ, xua đuổi, gây độc, hiệu lực

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành trong điều kiện phòng thí nghiệm và trên đồng ruộng nhằm đánh giá khả năng kiểm soát nhện đỏ (Tetranychus urticae) của dịch chiết từ quả ớt chỉ thiên (Capsicum frutescens). Kết quả cho thấy, dịch chiết từ quả ớt nồng độ 5 - 15 g/L có khả năng xua đuổi và gây độc đối với nhện đỏ. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, dịch chiết của quả ớt ở nồng độ 15 g/L cho hiệu lực gây chết nhện đỏ đạt 82,67% sau 7 ngày xử lý, cao hơn nồng độ 5 hoặc 10 g/L nhưng không sai khác có ý nghĩa so với nồng độ 20 và 25 g/L. Trên cây ớt chuông trồng trong nhà màng, dịch chiết ớt nồng độ 15 g/L cho hiệu lực kiểm soát nhện đỏ đạt 65,40 và 58,92%, tương ứng ở 5 và 7 ngày sau khi phun. Bổ sung dầu khoáng và nước rửa chén 0,1% làm tăng hiệu lực gây chết nhện đỏ của dịch chiết thô ở nồng độ 15 g/L. Dịch chiết ớt 15 g/L không và có bổ sung 0,1% dầu khoáng hoặc nước rửa chén đều không gây tác động xấu đến cây ớt và bọ rùa bắt mồi có trên cây ớt.

Đã Xuất bản

22-04-2025

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

21-30 của 286

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.