ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT CẮT TỈA CÀNH VÀPHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ RA HOA, ĐẬU QUẢ, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG MÍT SIÊU SỚM TẠI HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG

Các tác giả

  • Trần Thị Vân, Hoàng Thị Thao, Nguyễn Tuấn Vũ, Nguyễn Quang Tin Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam bộ

DOI:

https://doi.org/10.71254/w3jzam89

Từ khóa:

Cắt tỉa cành, phân bón lá, năng suất, giống mít Siêu sớm, tỉnh Tiền Giang

Tóm tắt

Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa cành và phân bón lá đến sự ra hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng mít Siêu sớm tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang được thực hiện từ tháng 8/2023 đến tháng 5/2024 trên vườn mít Siêu sớm 5 năm tuổi. Thí nghiệm 2 nhân tố được bố trí theo kiểu lô phụ (Split - plot design): Nhân tố phụ gồm 3 nghiệm thức (K1: Tỉa thưa cành, K2: Tỉa trụi cành và đối chứng K3: Không tỉa cành), nhân tố chính gồm 4 nghiệm thức (P1: Phun phân bón lá YaraVita BudBooster, P2: Phun phân bón lá Kali Bo, P3: Phun phân bón lá siêu Canxi Bo và đối chứng P4: Phun nước lã). Kết quả cho thấy, áp dụng kỹ thuật tỉa thưa cành kết hợp phun phân bón lá siêu Canxi Bo giúp cây mít có thời gian ra hoa sớm nhất (38,7 ngày sau cắt tỉa cành), đồng thời thúc đẩy tăng tỷ lệ phát hoa cái trên cây mít Siêu sớm với tỷ lệ phát hoa cái đạt 65,6%, năng suất đạt cao nhất 33,5 kg/cây so với đối chứng chỉ đạt năng suất 26,1 kg/cây, chất lượng thịt quả không có khác biệt so với các công thức khác. Áp dụng kỹ thuật tỉa thưa cành kết hợp phun phân bón lá Kali Bo, cây có thời gian ra hoa là 40 ngày sau cắt tỉa, tỷ lệ hoa cái đạt cao nhất 67,7%, năng suất đạt 32,8 kg/cây, độ Brix trong thịt quả đạt 23,4%, cao hơn so với các nghiệm thức khác và so với đối chứng chỉ đạt 21,4%. Áp dụng kỹ thuật tỉa thưa cành kết hợp phun phân bón lá siêu Canxi Bo hoặc phân bón lá Kali Bo trên cây mít giúp tăng hiệu quả kinh tế với lợi nhuận đạt 252,8 - 279,1 triệu đồng/ha.

Đã Xuất bản

17-04-2025

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

21-30 của 256

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.