NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH BIẾN ĐỔI HÓA LÝ, SINH LÝ VÀ CHẤT LƯỢNG CẢM QUAN CỦA QUẢ CHANH LEO TÍM SAU THU HOẠCH
DOI:
https://doi.org/10.71254/64y8hm52Từ khóa:
Quả chanh leo tím, độ chín, thành phần hóa học, cường độ hô hấp, hao hụt khối lượngTóm tắt
Mục đích của nghiên cứu này là phân tích đánh giá sự biến đổi sinh hóa và sinh lý sau thu hoạch của quả chanh leo tím trồng tại tỉnh Sơn La, với 4 mức độ chín theo màu tím trên bề mặt vỏ quả (25%, 50%, 75%, 100%), ở nhiệt độ môi trường 30 - 32oC. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự biến đổi thành phần hóa học từ độ chín 25 - 100% như sau: Hàm lượng nước giảm từ 80,77 - 77,83%, hàm lượng carbohydrate tăng từ 16,53 - 19,35%, hàm lượng đường tổng số tăng từ 6,64 - 8,85%, hàm lượng axit tổng số giảm từ 5,82% xuống 4,21%, hàm lượng vitamin C tăng 25,2 - 30,12 mg/100 g, hàm lượng chất rắn hòa tan tổng số tăng từ 18 - 19,05oBrix, pH tăng từ 3,7 - 3,9. Trong khi quá trình bảo quản ở độ chín (75%) sự biến đổi sinh lý với cường độ hô hấp đạt đỉnh 143,28 ml CO2/kg.h và mức sản sinh khí ethylene 704,19 µl C2H4 /kg.h vào ngày thứ 6. Tỷ lệ hao hụt khối lượng tới 6,62%, chất lượng cảm quan giảm mạnh từ loại tốt (19,65 điểm) xuống loại kém (10,58 điểm) sau 10 ngày bảo quản.