Hội đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam ra mắt chi hội miền Nam
Ngày 12/7/2024 tại TP. Hồ Chí Minh, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam (VNCOLD) tổ chức lễ ra mắt Chi hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước miền Nam. Đến dự có lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện, Trường, các Sở Nông Nghiệp và PTNT khu vực miền Đông và Nam Trung bộ, các Ban Quản lý xây dựng Thủy lợi, các cán bộ chuyên gia về thủy lợi...
Lễ ra mắt Chi hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước miền Nam
Chi hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước miền Nam có chức năng và nhiệm vụ tham gia các chương trình dự án, đề án, nghiên cứu tư vấn hoàn thiện, cung cấp dịch vụ công tác về các vấn đề thuộc các lĩnh vực phát triển nguồn nước theo quy định của pháp luật; thông tin tuyên truyền phổ biến các kiến thức khoa học, công nghệ, các kết quả nghiên cứu thành tựu mới về khoa học liên quan đến vấn đề an toàn thủy đập và phát triển nguồn nước; tư vấn, phản biện góp ý xây dựng các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực thủy đập và phát triển nguồn nước Việt Nam.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, Chi hội trưởng Chi hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước miền Nam Trần Duy Tiến nhận định, hiện nay ở khu vực ĐBSCL và Đông Nam bộ đang có những thách thức rất lớn. Từ vấn đề sạt lở, ngập úng, đến ô nhiễm và hạn hán, xâm nhập mặn… đòi hỏi các cấp các ngành và đặc biệt là đội ngũ các nhà khoa học tích cực tham gia nghiên cứu và cùng chung tay giúp nâng tầm cho hai vùng này phát triển. Cũng theo ông Trần Duy Tiến vấn đề an toàn đập, cần tiếp tục vận động các chuyên gia lĩnh vực thủy điện, xây dựng hồ đập đóng góp hiệu quả đảm bảo an toàn đập. Thành phố Hồ Chí Minh là rốn ngập, rất nhiều thách thức về môi trường nước, do đó rất cần sự tập hợp của các chuyên gia trí thức đóng góp giúp thành phố cải thiện tốt hơn vấn đề ngập úng trong thời gian tới.
Chi hội Trưởng Chi hội đập lớn và Phát triển nguồn nước miền Nam Trần Duy Tiến phát biểu tại lễ ra mắt
Chủ tịch Hội đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam Hoàng Văn Thắng cho biết, thành phố Hồ Chí Minh và vùng ĐBSCL là nơi tập trung nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý hoạt động trong lĩnh vực an toàn đập và an ninh nguồn nước. Tuy nhiên, hiện nay những vùng này đang phải đối mặt với nhiều thách thức về an toàn đập và an ninh nguồn nước. Vì vậy, việc ra đời Chi hội đập lớn và Phát triển nguồn nước miền Nam có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thanh Hương
-
2.
Triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập ứng phó với bão số 3
-
3.
Lệnh mở cửa xả đáy hồ Hòa Bình, Tuyên Quang ứng phó bão số 3
-
4.
30 năm hành trình chất lượng nông lâm thủy sản Việt Nam
-
5.
Hội thao chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
-
6.
Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia nhằm quản lý, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp