Ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh rừng trồng keo thuần loài đến khả năng thấm và giữ nước của đất ở một số vùng đầu nguồn Việt Nam

KIỀU THỊ DƯƠNG, NGUYỄN HƯNG THỊNH, BÙI XUÂN DŨNG, PHÙNG VĂN KHOA, NÔNG LINH KHÁNH HẠ, TRƯƠNG HẢI YẾN.

Từ khóa

Chu kỳ kinh doanh, hiệu quả giữ nước của rừng, keo thuần loài, lượng nước thấm, tốc độ thấm nước.

Tóm tắt

Để đánh giá ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh rừng trồng keo thuần loài đến khả năng thấm, giữ nước của đất ở một số vùng đầu nguồn Việt Nam, nghiên cứu đã tiến hành đo tốc độ thấm nước của đất bằng ống vòng khuyên kép 74 lần. Cụ thể, 20 lần đo đã được thực hiện tại rừng trồng keo lai và 6 lần đo cho đối chứng là rừng tự nhiên và rừng trồng cây bản địa tại tỉnh Phú Thọ ở 5 chu kỳ kinh doanh; 18 lần đo tại rừng trồng keo lai và 6 lần đo đối chứng là rừng tự nhiên cho mỗi tỉnh Nghệ An và Bình Định ở 3 chu kỳ kinh doanh khác nhau. Thời gian cho mỗi lần đo được kéo dài cho đến khi đạt giá trị thấm ổn định dao động từ 120 - 125 phút. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau mỗi chu kỳ kinh doanh, thấm nước của đất dưới rừng trồng keo ở tỉnh Phú Thọ, Nghệ An và Bình Định đều suy giảm và giảm dần theo thời gian đo. Tốc độ thấm ban đầu, tốc độ thấm ổn định, lượng nước thấm tích luỹ sau 2 giờ đều giảm đi trung bình từ 16 - 58% sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Thấm nước của đất tại tỉnh Phú Thọ cao hơn ở tỉnh Nghệ An và Bình Định; lượng nước thấm của rừng trồng keo sau mỗi chu kỳ kinh doanh đều nhỏ hơn từ 20 - 57% khi so sánh với rừng trồng cây bản địa và từ 32 - 82% so với rừng tự nhiên đối chứng. Điều này thể hiện rõ năng lực giữ và điều tiết nước của rừng trồng keo thuần loài có xu hướng thấp hơn nhiều so với rừng tự nhiên và rừng trồng cây bản địa. Chức năng này của rừng trồng keo cũng suy giảm dần sau mỗi chu kỳ kinh doanh.

Ngày nhận bài

: 12/04/2024

Ngày chuyển phản biện

: 26/04/2024

Ngày thông qua phản biện

: 10/05/2024

Ngày duyệt đăng

: 12/08/2024


Đã xuất bản

30/08/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ

Impacts of commercial Acacia plantation rotation on soil water retention capacity in headwaters mountains of Vietnam

CoAuthor

KIEU THI DUONG, NGUYEN HUNG THINH, BUI XUAN DUNG, PHUNG VAN KHOA, NONG LINH KHANH HA, TRUONG HAI YEN.

Keywords

Commercial Acacia plantation, rotation, soil infiltration, soil water retention.

Abstract

To assess the impacts of commercial Acacia plantation rotations on soil infiltration, 74 measurements were conducted in some headwater areas of Vietnam using the double-ring method at different rotations of Acacia plantations and reference forests. Specifically, 20 measurements were conducted in Acacia hybrid plantations and 6 measurements were made for natural forests and native plantations forest in Phu Tho province for 5 rotations; 18 measurements were made in Acacia hybrid plantations and 6 measurements were made for natural forests in each province of Nghe An and Binh Dinh for 3 different rotations. Each measurement session continued until reaching a stable permeability value ranging from 120 - 125 minutes. The main results obtained are as follows: (1) After each rotation, soil infiltration under Acacia plantations in all three study areas decreased progressively over time. Specifically, the initial infiltration rate, stable infiltration rate and cumulative infiltrated water after 2 hours decreased on average from 16 - 58% after each rotation. Soil infiltration in Phu Tho province was higher than in Nghe An and Binh Dinh provinces; (2) The amount of infiltrated water in Acacia plantations after each rotation was consistently lower, ranging from 20 - 57% compared to indigenous forest plantations and from 32 - 82% compared to natural forests. This suggests that the water retention and regulation capacity of monoculture Acacia plantations tends to be significantly lower than that of natural forests and indigenous forests. This function of Acacia plantations also gradually decreased after rotation.