Đặc điểm giải phẫu lá và sinh lý loài Vẹt hainesii (Bruguiera hainesii C. G. Rogers) tại Vườn Quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

HOÀNG THỊ THU TRANG, PHẠM VĂN ĐIỂN, TRẦN VIỆT HÀ, LƯƠNG KIM CHI, ĐẶNG NGỌC HUYỀN, PHẠM MAI PHƯƠNG, ĐOÀN THỊ THU HƯƠNG, VŨ ĐÌNH DUY.

Từ khóa

Vẹt hainesii, giải phẫu lá, sinh lý, quang hợp.

Tóm tắt

Rừng ngập mặn bao gồm nhiều loại cây nhiệt đới hoặc cây bụi thân gỗ mọc ở vùng tiếp giáp giữa vùng biển và đất liền tạo thành một hệ sinh thái quan trọng về mặt sinh thái. Vẹt hainesii (Bruguiera hainesii  C. G. Rogers), thuộc họ Đước (Rhizophoraceae), là một cây ngập mặn thực thụ. Loài này được ghi nhận phân bố ở khu vực Đầm Quốc (hòn Bà) thuộc quần đảo Côn Sơn, Vườn Quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mục đích của nghiên cứu hiện tại là xác định các đặc điểm sinh lý và cấu tạo giải phẫu từ lá của loài Vẹt haiensii hoang dã được thu thập từ Vườn Quốc gia Côn Đảo. Nghiên cứu cho thấy, các mẫu Vẹt hanessii có nhu cầu ánh sáng cao. Tỷ lệ giữa mô dậu/mô khuyết là 2,46. Hàm lượng diệp lục a là 2,006 mg/l; tỷ lệ diệp lục a/b là 6,22 và cường độ quang hợp là 2,03 mg/dm2. Lá Vẹt hainesii là tầng cutin và lớp biểu bì dày, mật độ khí khổng 235,13/mm2, cường độ thoát hơi nước thấp; sức hút nước của tế bào bằng 21,26 atm. Kết quả cho thấy, Vẹt hainesii có khả năng thích nghi cao với tình trạng khô của mô, cũng như chịu hạn tốt. Lá Vẹt hainesii bị tổn thương nặng ở nhiệt độ 55°C và có thể chết hoàn toàn ở nhiệt độ 60°C. Khả năng chịu nhiệt của Vẹt hainesii là cao, so với nhiệt độ cao nhất ở Vườn Quốc gia Côn Đảo là 34°C thì loài này vẫn phát triển được. Từ kết quả nghiên cứu, sự thích nghi về hình thái và giải phẫu với điều kiện địa phương có thể cho phép cây phát huy tối đa hiệu quả quang hợp.

Ngày nhận bài

: 20/05/2024

Ngày chuyển phản biện

: 10/08/2024

Ngày thông qua phản biện

: 15/08/2024

Ngày duyệt đăng

: 30/08/2024


Đã xuất bản

30/08/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ

A study on leaf anatomical features and physiological characteristics of Bruguiera hainesii C. G. Rogers in Con Dao National Park, Ba Ria - Vung Tau province

CoAuthor

HOANG THI THU TRANG, PHAM VAN DIEN, TRAN VIET HA, LUONG KIM CHI, DANG NGOC HUYEN, PHAM MAI PHUONG, DOAN THI THU HUONG, VU DINH DUY.

Keywords

B. hainesii, leaf anatomy, photosynthesis, physiology.

Abstract

Mangroves consist of a wide variety of tropical trees or woody shrubs like plants growing at the interface between sea and land zones and form an ecologically important ecosystem. B. hainesii belonging to the family (Rhizophoraceae) is a true mangrove tree. This species was discovered in the Dam Quoc area (Hon Ba) of the Con Son archipelago, Con Dao National Park, Ba Ria - Vung Tau province. The current work aims to study various anatomical features and physiological from leaves of B. hainesii collected in Con Dao National Park. The study revealed that B. hainesii light demand is high. The rate of palisade and spongy parenchyma is 2.46. Chlorophyll a is 2.006 mg/l and the rate of a/b chlorophylls in leaves is 6.22. Photosynthetic intensity is 2.03 mg/dm2. The cutin layer in the leaves of B. hainesii is thick. The number of stomata is 235.13/mm2, the magnitude of evapotranspiration is low and water attraction is 21.26 atm. From all the above evidence to conclude that B. hainesii has good drought tolerance. Its leaf tissues come to harm at 55°C and die completely at 60°C. Compared to the highest temperature in Con Dao National Park of 34°C, B. hainesii can withstand heat and still grow well. From the study, it was clear that the morphological and anatomical adaptations to local conditions may allow the trees to maximize their photosynthetic efficiency.