Đánh giá khả năng diệt vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus của các chế phẩm thiên nhiên và hiệu quả của các chế phẩm trong phòng bệnh trên tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei)
Nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá và so sánh khả năng diệt vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus của 4 chế phẩm vi sinh thương mại (VS01, VS02, VS03 và VS04), 3 chế phẩm thảo dược (trầu không, rau má, húng quế) và 3 loại kháng sinh (amoxicillin, tetracycline, doxycycline) dựa vào các chỉ tiêu đường kính vòng vô khuẩn, nồng độ ức chế tối thiểu và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu, khả năng diệt vi khuẩn V. parahaemolyticus đang tăng sinh và hiệu quả phòng bệnh của các chế phẩm trên ấu trùng tôm chân trắng Litopenaeus vannamei được gây cảm nhiễm bằng vi khuẩn V. parahaemolyticus. Kết quả đánh giá đã phân loại các chế phẩm và kháng sinh thành 4 nhóm: i) nhóm có hiệu quả diệt khuẩn rất cao bao gồm 3 chế phẩm thảo dược và kháng sinh doxycycline; ii) nhóm có hiệu quả cao bao gồm: 3 chế phẩm vi sinh (VS01, VS02, VS03) và tetracycline; iii) nhóm có hiệu quả trung bình: Amoxicillin; iv) nhóm không có hiệu quả diệt khuẩn: Chế phẩm VS04. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các chế phẩm thiên nhiên đều có hiệu quả cải thiện đáng kể tỷ lệ sống của tôm sau khi gây cảm nhiễm, trong đó 3 chế phẩm thảo dược có tỷ lệ sống cao nhất. Nghiên cứu này cung cấp các thông tin về tác dụng diệt khuẩn V. parahaemolyticus của các loại chế phẩm thiên nhiên và ứng dụng các chế phẩm thiên trong phòng bệnh trên tôm chân trắng.
Evaluation of the antimicrobial capability of bioproducts against Vibrio parahaemolyticus and their effectiveness in disease prevention for white leg shrimp (Litopenaeus vannamei)
This study evaluated the antibacterial activity of 4 commercial probiotics (VS01, VS02, VS04 and VS04), 3 herbal bioproducts (P. betle, C. asiatica, O. basilicum) against V. parahaemolyticus in comparison with 3 common antibiotics (amoxicillin, tetracycline, doxycycline) via zone diameter of inhibition, minimum inhibitory concentration and minimum bactericidal concentration, capability in the reduction of enumerating pathogens and the protection of the white leg shrimp (Litopenaeus vannamei) challenged with V. parahaemolyticus. Results showed that bioproducts and antibiotics can be categorized into 4 groups regarding antimicrobial activity: i) very high: P. betle, C. asiatica, O. basilicum and doxycycline; ii) high: probiotic VS01, VS02, VS03 and tetracycline; iii) moderate: amoxicillin; and iv) non-effective: probiotic VS04. Most of the bioproducts significantly improved the survival of challenged post larvae (P < 0.05) in which the 3 herbal products showed the highest results. The study provided more information on the antibacterial capability of bioproducts against V. parahaemolyticus and their application in the control of shrimp diseases.